Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU BÌNH ĐẲNG GIỚI 2012








                                                                        





 BÀI DỰ THI


"Tìm hiểu chính sách, pháp luật về bình đẳng giới"

Câu 1: Luật bình đẳng giới quy định bao nhiêu thuật ngữ liên quan đến bình đẳng giới? Nêu các nội dung cụ thể của từng thuật ngữ và cho 2 ví dụ minh họa 2 khái niệm bất kỳ?
Trả lời:
Theo Điều 5 của luật bình đẳng giới quy định 8 thuật ngữ về bình đẳng giới.                             Nội dung như sau:
1. Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
2. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.
3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
4. Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.
5. Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
6. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
7. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.
          8. Hoạt động bình đẳng giới là hoạt động do cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới.
9. Chỉ số phát triển giới (GDI) là số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người của nam và nữ     
Ví dụ: Về định kiến giới
          Ông bà ngày xưa có câu “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, rõ ràng quan niệm này cho thấy việc xem trọng con trai: 1 con trai thì có, 10 con gái cũng như không. Mặc dù đó là quan niệm sai lầm nhưng còn nặng trong tư tưởng của mỗi người dân Á đông cả trong xã hội hiện đại. Hoặc "Đàn ông xây nhà, đàn bà bay thẳng cánh"
          Ví dụ: Về giới tính
          Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009, tỷ lệ sinh giảm từ 2,33 con/phụ nữ vào năm 1999 xuống còn 2,03 con/phụ nữ vào năm 2009……. ở mức thấp, tầm vóc, thể lực còn hạn chế... Đặc biệt, tỷ số chỉ số giới tính ở Việt Nam……, từ 106,2 bé trai vào năm 2000 lên tới 110,5 bé trai vào năm 2009. Việc lựa chọn giới tính thai nhi cho thấy sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, định kiến giới tính.
          Câu 2. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là gì? Nêu các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trên từng lĩnh vực (15 điểm)?
   Theo Luật Bình đẳng giới của Quốc hội khóa XI, Kỳ họp thứ 10 số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006, khoản 6 Điều 5 giải thích rõ:
   Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
   Theo Luật Bình đẳng giới của Quốc hội khóa XI, Kỳ họp thứ 10 số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được quy định tại khoản 5 Điều 11, khoản 2 Điều 12, khoản 3 Điều 13, khoản 5 Điều 14 và khoản 1 Điều 19 của Luật này, cụ thể như sau:
          Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:
   a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
   b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
          Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:
   a) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật;
   b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.
          Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:
   a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;
   b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;
   c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
          Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:
   a) Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo;
   b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật.
          Những biện pháp khác
   a) Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng;
   b) Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam;
   c) Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam;
   d) Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam;
   đ) Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
   e) Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
          Câu 3. Anh/chị hãy nêu những quy định về nội dung và mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động? Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, chế độ nghỉ thai sản được quy định như thế nào? (15 điểm)
   Quy định về nội dung và mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động: Theo Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2009 của chính phủ, Điều 8 quy định như sau:
   1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc chênh lệch về mức tiền lương, tiền công của những người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính.
   2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
   a) Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới hoặc đối với các nghề nghiệp đặc thù theo quy định của pháp luật;
   b) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động nam hoặc lao động nữ vì lý do giới tính, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.
   3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
   Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại đối với hành vi quy định tại khoản 1
   Chế độ nghỉ thai sản hiện hành: Theo Bộ luật Lao động năm 1994 sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007 điểu 114 quy định:
   1- Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con, cộng lại từ bốn đến sáu tháng do Chính phủ quy định, tuỳ theo điều kiện lao động, tính chất công việc nặng nhọc, độc hại và nơi xa xôi hẻo lánh. Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày. Quyền lợi của người lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản được quy định tại Điều 141 và Điều 144 của Bộ luật này.
   2- Hết thời gian nghỉ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, người lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động. Người lao động nữ có thể đi làm việc trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu đã nghỉ ít nhất được hai tháng sau khi sinh và có giấy của thầy thuốc chứng nhận việc trở lại làm việc sớm không có hại cho sức khoẻ và phải báo cho người sử dụng lao động biết trước. Trong trường hợp này, người lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản, ngoài tiền lương của những ngày làm việc.
          Câu 4. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đặt ra mục tiêu, chỉ tiêu nào nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị? Bằng hiểu biết của mình, anh/chị hãy nêu tên đầy đủ của các vị lãnh đạo nữ cấp cao hiện nay của Đảng, Nhà nước Việt Nam (gồm: Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch nước, Chính phủ, các Bộ trưởng)? (15 điểm)
   Theo quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2010 của thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020, Mục b) khoản 2, Điều 1 nêu rõ:
   Mục tiêu 1: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.
   - Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016 – 2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2015 từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016 – 2020 trên 35%.
   - Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% và đến năm 2020 đạt trên 95% Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ.
   - Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 70% và đến năm 2020 đạt 100% cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở cơ quan, tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
   Các vị lãnh đạo nữ cấp cao hiện nay của Đảng, Nhà nước Việt Nam:
  Bộ Chính trị: Đồng chí Tòng Thị Phóng
  Ban Bí thư: Đồng chí Hà Thị Khiết; Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân
  Quốc hội: Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân - Phó Chủ tịch QH; Đồng chí Tòng Thị Phóng - Phó Chủ tịch QH
  UBTVQH: Bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội; Bà Nguyễn Thị Nương - Trưởng Ban Công tác đại biểu
  Phó Chủ tịch nước: Đồng chí Nguyễn Thị Doan
  Chính phủ: Phạm Thị Hải Chuyền - Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế
          Câu 5: Từ những tình huống, câu chuyện thực tế trong cuộc sống, hãy viết một bài tối đa 1500 từ về cá nhân hoặc tập thể điển hình hoặc chia sẻ câu chuyện, sự kiện ấn tượng trong việc thực hiện bình đẳng giới.
Trả lời:

Hiện nay, việc thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của mọi người không phân biệt một tầng lớp, giai cấp nào. Có thể nói, trong số đó Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương về thực hiện bình đẳng giới mà chúng ta cần phải học hỏi.
 Nhà thơ Tố Hữu đã từng ca ngợi Bác Hồ:
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông mọi kiếp người
Vâng, trong những “kiếp người” chung của cả dân tộc, Bác đã giành sự quan tâm đặc biệt đến phụ nữ.
Mà điều Bác quan tâm nhất là vấn đề giải phóng phụ nữ. Nếu vấn đề giải phóng phụ nữ là vấn đề cơ bản nhất trong các vấn đề của phụ nữ thì quyền bình đẳng giữa nam và nữ lại là nội dung quan trọng nhất, cốt lõi nhất của vấn đề này. Chính vì vậy mà Bác đã khẳng định: “Công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đàn bà có quyền bình đẳng với đàn ông về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình”, vì sao Bác lại khẳng định như vậy?
Hơn ai hết, Bác là người hiểu rõ rằng: Trong xã hội, người phụ nữ là người bị áp bức, chịu đau khổ và thiệt thòi nhiều nhất: Dưới chế độ phong kiến, người phụ nữ không được coi trọng. Cái quan niệm: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” ấy đã khiến chị em suy nghĩ thật xót xa:
“ Thân em như cái chổi đầu hè
Phòng khi mưa gió cho chàng chùi chân”
Do vậy, họ là nạn nhân của chế độ “đa thê”:
“Trai thì năm thê bảy thiếp
Gái chính chuyên chỉ có một chồng”

         
Chế độ đa thê ấy làm cho người phụ nữ lâm vào hoàn cảnh thật éo le. Vì vậy mà Bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương đã phải cất lên tiếng chửi: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”. Những hiện tượng trên làm nhức nhối mỗi chúng ta. Mặt khác, người phụ nữ phải làm việc nhiều nhất là các công việc nội trợ, việc gia đình dẫn đến sự thiếu thốn về thời gian, suy giảm thể lực. Lúc này có sự mâu thuẫn giữa hai chức năng: chức năng lao động xã hội với tư cách là một công dân bình đẳng với nam giới; chức năng tái sản xuất sức lao động cho xã hội với tư cách là người vợ, người mẹ, người nội trợ trong gia đình nhưng vẫn chưa được bình đẳng với nam giới.
Quyền bình đẳng thật sự của người phụ nữ theo Bác là người đứng ngang hàng với đàn ông để hưởng mọi quyền công dân. Thực chất của vấn đề bình đẳng nam nữ được Bác quan tâm không chỉ ở góc độ chính trị mà còn ở cả góc độ kinh tế, không chỉ ngoài xã hội mà trong cả lĩnh vực gia đình, gia tộc; không chỉ ở góc độ nghĩa vụ mà còn là quyền lợi: quyền bầu cử và ứng cử, quyền được đào tạo, học hành, quyền được tham gia lao động xã hội, được tự do trong hôn nhân, được tham gia vào các cấp lãnh đạo quản lý Nhà nước và Đảng...
Với cương vị của một Chủ tịch nước, trong những lo lắng quan tâm chung cho đồng bào cả nước, Bác luôn quan tâm tới sự bình đẳng của phụ nữ Việt Nam. Rất nhiều lần Người phê phán những thái độ đối xử không tốt đối với phụ nữ như coi thường không tin tưởng chị em, tệ đánh vợ...Mỗi hội nghị, nếu có đại biểu nữ, Bác thường mời lên đầu, ân cần hỏi han đến chuyện gia đình con cái, đến cuộc sống và những khó khăn riêng của chị em.
Cần phải nói rằng không phải ai cũng có được một cái nhìn tiến bộ về phụ nữ như Bác. Suốt chiều dài của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, những lời khen ngợi động viên, những đánh giá cao của người luôn là điểm tựa tinh thần lớn lao để phụ nữ nước ta hoàn thành nhiệm vụ. Tự hào thay khi Bác ca ngợi phụ nữ chúng ta:
“Phụ nữ ta chẳng tầm thường
Đánh đông dẹp bắc làm gương để đời”.
Chúng ta thật xúc động khi nghe Bác nhận xét chị Nguyễn Thị Định - một người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu: “phó Tổng tư lệnh quân giải phóng là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho Miền Nam cho cả dân tộc!” Và Bác đã thay mặt cho Đảng, Nhà nước tặng phụ nữ Miền Nam nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung 8 chữ vàng: "ANH HÙNG - BẤT KHUẤT - TRUNG HẬU - ĐẢM ĐANG".
Thái độ đối xử bình đẳng với phụ nữ của Bác không phải là cái gì khác ngoài lòng tin cậy, đánh giá cao vai trò và năng lực của người phụ nữ, động viên khơi dậy những năng lực tiềm tàng ở họ để làm tròn những trách nhiệm được giao.
          Không những Bác quan tâm đến quyền bình đẳng của phụ nữ Việt Nam mà Bác còn quan tâm đến cả phụ nữ quốc tế. Khi đến thăm tượng Thần Tự Do ở Mỹ, trong khi rất nhiều chính khách viết những lời ca ngợi Thần với những ngôn từ đẹp nhất thì Bác, lúc đó là Nguyễn Ái Quốc đã ghi một câu đại ý: Thần Tự Do toả ánh sáng khắp nơi nhưng dưới chân Thần vẫn còn những người phụ nữ bị đánh đập. Bao giờ người phụ nữ nhất là người phụ nữ da đen mới được tự do, bình đẳng? Tấm lòng của Bác mênh mông sâu thẳm biết bao!
Mỗi giới đều có vai trò riêng của mình: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, song để phụ nữ được bình đẳng với nam giới về mọi mặt, Bác cũng chỉ rõ: Giành lại quyền bình đẳng cho phụ nữ là cuộc cách mạng lâu dài, to lớn và khó nhất chứ không phải là việc: Hôm nay anh nấu cơm, quét nhà, rửa bát; ngày mai em rửa bát, quét nhà, nấu cơm; Cần có nhiều chủ trương chính sách, sử dụng biện pháp tổng hợp toàn diện về kinh tế, văn hoá xã hội để giải quyết vấn đề phụ nữ. Đặc biệt bản thân chị em phải tự lực tự cường phấn đấu để vươn lên, rèn luyện theo các tiêu chí: có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân đạo để khẳng định mình. 
Kế thừa tư tưởng tiến bộ của Bác về vấn đề bình đẳng giới, đất nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách thích hợp để phát huy vai trò thế mạnh của phụ nữ. Nghị quyết số 11 của Bộ chính trị - BCHTW Đảng khoá X về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước đã ghi rõ: “Phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp uỷ Đảng các cấp đạt từ 25% trở lên, nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp từ 35 đến 40%, các cơ quan đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ...”
Có thể nói rằng tư tưởng giải phóng phụ nữ, đem lại quyền bình đẳng cho phụ nữ của Bác có ý nghĩa hết sức lớn lao: tư tưởng ấy đã chỉ dẫn cho người phụ nữ Việt Nam, cổ vũ chị em trên con đường đấu tranh đi tới bình đẳng tự do cùng nhân loại tiến bộ. Tư tưởng ấy cũng cho mỗi chúng ta một bài học nhân văn: coi trọng con người, tất cả vì con người.
Bản thân không ngừng học tập tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong công tác phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới. Luôn quan tâm chia sẽ với cán bộ nữ trong cơ quan cũng như mẹ, chị và em trong gia đình, góp phần xây dựng nước ta giàu manh, bình đẳng, tự do, tạo điều kiện đưa phụ nữ Việt Nam trở thành một trong những phụ nữ thành đạt và có bản lĩnh trên thế giới.
          Câu 6: Theo anh chị, bản thân và cơ quan, tổ chức, địa phương nơi anh chị đang sinh sống nên làm gì để thực hiện bình đẳng giới được tốt hơn.
          Trả lời:
          Đối với các cấp lãnh đạo:
          Cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước các cấp đối với công tác phụ nữ, nhằm phấn đấu đến năm 2015, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, thu hẹp khoảng cách giới và nâng vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực có sự bất bình đẳng hoặc nguy cơ bất bình đẳng giới cao, tạo đà cho sự thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đến năm 2020. Về cơ bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội.
Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị
- Rà soát các quy định về thực hiện bình đẳng giới nhằm đem lại những lợi ích thiết thực cho phụ nữ.
- Nâng cao vị thế của phụ nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội như trong cuộc sống gia đình, đó chính là sự bình đẳng giữa vợ và chồng, trong xã hội cũng như trong tổ chức cơ quan.
- Xây dựng cơ chế đảm bảo thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào cơ cấu chính quyền các cấp...
- Tăng cường công tác tuyên truyền về bình đẳng giới từ Trung ương đến địa phương.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết của Đảng về bình đẳng giới tại các địa phương trên cả nước.
          - Hỗ trợ việc nâng cao năng lực cho nữ thông qua các chương trình, Hội nghị, Hội thảo, tổ chức các lớp học nâng cao trình độ hiểu biết cho phụ nữ...
          Đối với địa phương:
                   - Quán triệt tốt những chủ trương, chính sách của Đảng về việc tuyên truyền toàn thể nhân dân trong tỉnh thực hiện bình đẳng giới.
                   - Tạo mọi điều kiện cho phụ nữ từ cơ quan, công chức, doanh nhân, công dân nữ có đủ mọi điều kiện để được học tập nâng cao trình độ về giới cũng như phát triển những kĩ năng về tự chăm sóc sức khỏe.
                   - Phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh cũng như các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế xã phường thực hiện việc chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công nhân viên chức nữ cũng như nhân dân. Hỗ trợ chính sách cho cán bộ nữ ở các cơ quan nhà nước, đơn vị trường học và người nghèo.
          Đối với cơ quan đang công tác (trường Đại học Bạc Liêu):
          - Luôn quan tâm đến cán bộ viên chức nữ, trường có nhiều hỗ trợ cho cán bộ nứ: tạo điều kiện cho cán bộ nữ được nâng cao trình độ chuyên môn , nghiệp vụ của mình như: đưa đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước và nước ngoài, dự các hội nghị, hội thảo về công tác phụ nữ trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa; quy hoạch cán bộ lãnh đạo nữ ở các khoa, phòng và tổ bộ môn...
           -Tuyên truyền cho tất cả các cán bộ viên chức trong trường thực hiện bình đẳng giới, góp phần tạo mọi điều kiện cho cán bộ nứ công tác tốt.
          Đối với bản thân:
          - Quán triệt tinh thần Nghị quyết của Đảng về luật bình đẳng giới
          - Tuyên truyền cho mọi người, sinh viên biết về luật bình đẳng giới.
          - Chia sẽ những công việc gia đình với mẹ, chị cũng như với đồng nghiệp nữ trong trường học.
          - Đấu tranh chống mọi biểu hiện, quan niệm "trọng nam khinh nữ"...
          Với vai trò là người bà, người mẹ, người vợ, người chị, người em gái trong gia đình, phụ nữ cần tạo điều kiện cho các thành viên nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các họat động về bình đẳng giới; phân công hợp lý, hướng dẫn và động viên các thành viên nam trong gia đình chia sẻ công việc gia đình; đối xử công bằng đối với các thành viên nam, nữ.
          Với vai trò là công dân, phụ nữ và hội viên phụ nữ cần xóa bỏ tâm lý tự ti, an phận, cam chịu và định kiến giới; có ý chí tự cường, tự lập, tự nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ thuật, nâng cao nhận thức, hiểu biết về bình đẳng giới; tích cực tham gia các họat động vì bình đẳng giới của các cấp Hội phụ nữ, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ và các cơ quan, tổ chức, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và hướng dẫn thực hiện những hành vi đúng về bình đẳng giới; lên án, ngăn chặn những hành vi phân biệt đối xử về giới; giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của các cơ quan, tổ chức và công dân.


VĂN HÓA ĐỌC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐỌC SÁCH LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY



                                                LÊ HỮU LỢI [1]      
Hội thảo khoa học trường Đại học Tiền Giang (26/'09/2012)                    

TÓM TẮT
Trong bài viết này, tác giả tập trung vào việc tìm hiểu vài nét về văn hóa đọc, đồng thời nói lên tầm quan trọng của việc đọc sách nói chung và đọc sách lý luận chính trị nói riêng trong môi trường giáo dục đại học trong sự phát triển văn hóa đọc hiện nay.

1. Dẫn nhập
Hiện nay khi nền kinh tế Việt Nam đang định hướng chuyển nhanh và mạnh sang nền kinh tế tri thức, cùng với sự bùng nổ về thông tin, nhiều vấn đề được đặt ra, điều này đòi hỏi mỗi chúng ta, đặc biệt là giới trẻ, học sinh, sinh viên phải luôn nỗ lực học hỏi, đối mặt, ứng xử chắt lọc trong vô vàn thông tin để có thể tồn tại và đứng vững. Để làm được điều đó rất cần đến sự tích lũy về văn hóa, vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống…Sự tích luỹ đó được thể hiện qua một quá trình học tập lâu dài, không chỉ việc học ở trường mà phần quan trọng quyết định là quá trình tự học, qua việc đọc sách mỗi cá nhân, nói rộng ra đó là văn hóa đọc.
Đọc sách là nhu cầu của tất cả mọi người, bởi lẽ sách là phương tiện học tập thuận lợi, giúp con người nâng cao nhận thức, hiểu biết. Sách là kho tàng tri thức mà nhân loại tạo ra, lưu lại, truyền cho thế hệ sau. Đó là nguồn tri thức rất quan trọng và vô tận đối với tất cả mọi người, những cuốn sách có nội dung tốt sẽ đưa đến cho chúng ta không chỉ những hiểu biết mới mà còn cả những sự suy nghĩ tìm tòi và sự biến đổi về tâm hồn. Lênin đã dạy rằng: "Không có sách, không có tri thức. Không có tri thức, không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản".
Chúng ta phải thừa nhận rằng trong cuộc sống, con người không thể thiếu sách. Nhất là các sinh viên đang học ở môi trường giáo dục đại học, đây là nơi có nhiều điều kiện tiếp cận với những tri thức mới của khoa học và công nghê.
Ở môi trường Đại học hiện nay, sách lý luận chính trị phần lớn là những giáo trình dùng cho việc giảng dạy các môn chung như: Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hay Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật, Nhà nước...Sách lý luận chính trị, pháp luật có vai trò, vị trí quan trọng, trực tiếp tuyên truyền, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giới thiệu kiến thức, kinh nghiệm có giá trị, tinh hoa văn hóa của nhân loại; góp phần xây dựng nền tảng tư tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng; giáo dục, nâng cao trình độ, ý thức và niềm tin chính trị cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; có vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch. Đó cũng chính là những kiến thức nền tảng mà sinh viên cần phải nắm, hiểu và vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo, góp phần tự nâng cao trình độ hiểu biết của chính mình. Vì thế nên, chúng ta nhận thấy rằng  việc học và đọc sách lý luận chính trị  là rất quan trọng.
Với thực tiễn nêu trên, văn hóa đọc có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của nhân loại ngày nay, cũng như tầm quan trọng của việc đọc sách lý luận chính trị ở bậc đại học. Bài viết sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ nhận định này;
2. Văn hóa đọc và tầm quan trọng của việc đọc sách lý luận chính trị trong môi trường giáo dục đại học hiện nay.
2.1. Văn hóa đọc
Văn hoá đọc là một khái niệm có hai nghĩa. Văn hoá đọc, theo nghĩa rộng, đó là nền văn hoá đọc của mỗi quốc gia thể hiện qua chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước, của cộng đồng và ý thức của mỗi thành viên trong xã hội về xây dựng phát triển cơ sở vật chất (thư viện, phòng đọc, xuất bản phát hành sách, tài liệu...)  nhằm phát triển văn hóa đọc. Văn hoá đọc, theo nghĩa hẹp là đọc có văn hoá, đó là ứng xử đối với việc đọc: thể hiện qua thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc của mỗi người đọc.
Trước hết cần tạo ra và phát triển thói quen đọc suốt cuộc đời cho mỗi người. Xây dựng thói quen đọc phải được bắt đầu từ tuổi ấu thơ, ở nhiều nước người ta bắt đầu thực hiện từ tuổi trước khi đến trường, do các bậc cha mẹ thực hiện. Còn trong suốt cuộc đời đi học và sau khi ra đời là quá trình học tập và rèn luyện các kỹ năng đọc. Nếu xét văn hoá đọc của từng cá nhân phải đảm bảo có đủ cả ba yếu tố trên.            Mọi người nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc sách, sẽ giúp cho văn hóa đọc ngày càng phát triển hơn;
2.2. Tầm quan trọng của việc đọc sách nói chung và đọc sách lý luận chính trị nói riêng trong môi trường giáo dục đại học hiện nay
Việc đọc sách nói chung có tầm quan trọng rất lớn đối với tất cả mọi người:
a.      Đọc sách giúp tăng cường khả năng giao tiếp.
Bạn có bao giờ thấy ngại ngùng khi đứng trước đám đông? Bạn có bao giờ run lẩy bẩy không biết diễn đạt ý mình như thế nào trước mọi người? Bạn có bao giờ nói vòng vo một vấn đề và cố gắng giải thích mà người khác vẫn không sao hiểu nổi?
Đọc sách thực chất là một quá trình giao tiếp, khi đó tác giả quyển sách và bạn là những nhân vật tham gia giao tiếp. Chỉ có điều quá trình giao tiếp này diễn ra 1 chiều, những vấn đề tác giả nói đến đi sâu vào trí não và hình thành tư duy ở bạn thế nhưng những suy nghĩ của bạn tác giả không hề biết được nếu bạn không viết thư hay gọi điện thoại phản hồi. Quá trình giao tiếp này giúp các bạn hiểu vấn đề, biết cách trình bày vấn đề theo chiều hướng triển khai hay khái quát hợp lý, cách lý luận hay dùng dẫn chứng chứng minh cho một luận điểm nào đó. Đọc sách một thời gian lâu, bạn sẽ biết trình bày vấn đề một cách khúc chiết, mạch lạc, suông sẻ, có đầu có đuôi gọn gàng dễ hiểu.
b.      Đọc sách giúp rèn luyện năng lực tưởng tượng, liên tưởng, sáng tạo.
Như vậy, quá trình đọc sách thực chất cũng là một quá trình quan sát các sự vật và hiện tượng trong cuộc sống thực mà chữ viết được quy ước tượng trưng thông qua quá trình tưởng tượng, liên tưởng. Rồi cũng có khi sự liên tưởng nảy sinh khi bạn so sánh những vấn đề đã được đọc trong sách này và sách khác, trong quan điểm của người này người khác, cái giống và khác nhau, tại sao lại có giống và khác như vậy… Trí tưởng tượng phong phú, suy nghĩ cặn kẽ, kết hợp với những động lực khám phá tìm tòi sẽ giúp bạn hình thành năng lực sáng tạo, nghĩ ra cái mới, tìm ra cái mới và từ đó làm ra cái mới. Không có đọc sách, người ta khó có thể thực hiện được điều đó.
c.      Đọc sách giúp rèn luyện năng lực ngôn ngữ.
            Việc đọc sách là biện pháp hữu hiệu nhất giúp bạn khắc phục những sai sót đó trong việc sử dụng ngôn ngữ. Bạn đọc một cuốn sách văn chương thấy tác giả dùng những từ ngữ rất hay để miêu tả bầu trời trong những trạng thái khác nhau. Bạn sẽ thấy những câu văn bắt đầu bằng chủ ngữ hay vị ngữ, bắt đầu bằng động từ hoặc tính từ mà vẫn đúng cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt. Bạn biết cách dùng những từ ngữ chuyển tiếp ‘‘như vậy’’, ‘‘đương nhiên’’ một cách khéo léo uyển chuyển để diễn đạt vấn đề. Và chính quá trình đọc sách lâu dài, sự tập trung và tinh ý sẽ giúp bạn hình thành những kĩ năng ngôn ngữ đó.
d.      Đọc sách giúp sống tốt trong xã hội và làm người.
Đọc sách và sống tốt là hai việc xem ra chẳng ăn nhập gì với nhau nhưng thực chất có sự tác động qua lại rất lớn. Ai cũng biết, người biết suy nghĩ phải trái, biết lý lẽ là những người không sống tùy tiện. Mọi lời nói, suy nghĩ và việc làm của họ luôn hướng tới cái hay, cái đẹp; hướng tới lợi ích bản thân trong mối quan hệ với lợi ích chung của những người xung quanh. Cách sống đó là món trang sức quý giá nhất mà mỗi người tự trang bị cho mình thông qua học vấn, cụ thể là từ việc đọc sách.
Sách Lý luận chính trị là sách có nội dung Lý luận cơ bản về học thuyết chính trị xã hội, thường được trình bày dưới dạng những quy luật chung, những nguyên lý phổ biến mang tính khái quát rộng và tính khoa học cao. Hệ thống lý luận này được xác định trên cơ sở thực tiễn vận động của lịch sử xã hội và sau đó quay trở lại chỉ đạo hoạt động chính trị xã hội hay nói cách khác chỉ đạo hoạt động sáng tạo lịch sử của con người đương đại. Sách Lý luận chính trị bao gồm :
- Sách kinh điển của Mác - Ăngghen, Hồ Chí Minh.  
- Sách giáo khoa các bộ môn khoa học Mác - Lênin chủ yếu áp dụng trong các trường chính trị, đại học, phổ thông trung học.
- Sách của các vị lãnh tụ Đảng và Nhà nước.
- Sách triết học và xã hội học.
Hiện nay, các loại sách này có rất nhiều ở thư viện của các trường cao đẳng, đại học  trên toàn quốc. Tầm quan trọng của nó là rất lớn đối với bạn đọc, sinh viên, giảng viên và những nhà nghiên cứu, nhất là cán bộ lãnh đạo và quản lý nhà nước...
Thứ nhất, đây chính là sản phẩm văn hoá tinh thần trí tuệ, đem lại cho người Việt Nam chúng ta những chân lý của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, ánh sáng đường lối chủ trương chính sách của Đảng. Xây dựng thế giới quan và nhân sinh quan khoa học, cách mạng. Những kiến thức về lịch sử, kinh tế, văn hoá, khoa học kỷ thuật, về quản lý kinh tế xã hội; những hiểu biết về đất nước, dân tộc, con người về thế giới, về quá khứ, hiện tại và những dự báo về tương lai. Những thông tin cần thiết cho nhu cầu giải trí của con người, những giá trị của văn minh dân tộc và nhân loại… Chính vì vậy mà sách vừa là công cụ để hiểu biết, vừa là vũ khí đấu tranh giai cấp sắc bén vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh, đưa đất nước phát triển lên phía trước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chẳng hạn như:  những tác phẩm vĩ đại của Mác và Ăngghen được phổ biến rộng rãi trên thế giới cùng với tác phẩm của Lênin là ngọn cờ tư tưởng và là vũ khí sắc bén của nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, chống chủ nghĩa đế quốc vì một nền hoà bình dân chủ và xây dựng cộng sản chủ nghĩa trên toàn thế giới.
Thứ hai, đối với giảng viên giảng dạy các môn lý luận chính trị, việc cần và nên đọc thật nhiều các loại sách lý luận chính trị là một công việc phải làm thường xuyên và có kế hoạch, giảng viên dựa vào đó mà chuẩn bị bài giảng để không mất phương hướng khi trình bày bài giảng cho sinh viên trước khi lên lớp, đặc biệt là phương hướng chính trị (điều rất quan trọng trong khi giảng dạy các môn lý luận chính trị). Giáo trình, giáo khoa, tài liệu học tập … thường trình bày nội dung cơ bản dưới hình thức chung, cô đọng, ngắn gọn nhất. Vì vậy, người dạy phải đọc các loại sách tham khảo khác để tìm kiếm tư liệu minh họa cho phù hợp với từng đối tượng khác nhau, từng thời gian khác nhau, có như vậy bài giảng mới thành công.
Mặt khác, các giáo trình, giáo khoa, tài liệu học tập lý luận chính trị có tính ổn định tương đối trong một thời gian nhất định (thường là một nhiệm kỳ Đại hội Đảng). Vì vậy không phải lúc nào cũng được bổ sung, sửa chữa in mới trong khi các chủ trương, quan điểm của Đảng luôn được bổ sung phát triển qua các Hội nghị Trung ương… nhất là tình hình và kết quả thực hiện hàng quý, hàng năm, hàng tháng trong cả nước cũng như của từng địa phương cũng luôn có những kết quả mới. Do đó, yêu cầu các giảng viên phải đọc sách, đọc tài liệu bổ sung, chứng minh làm rõ nội dung bài giảng. Sức thuyết phục, sự cảm hóa của người học qua bài giảng lý luận chính trị chính là ở chỗ này.
Thứ ba, đối với sinh viên. Ngoài sinh viên chuyên ngành chính trị, các ngành không chuyên ít nhất cũng phải trải qua 3 đến 4 môn học lý luận chính trị. Do vậy việc cần phải đọc sách, tìm tài liệu liên quan đến bộ môn trước và trong khi học là một việc làm hết sức cần thiết góp phần tự cung cấp cho mình những kiến thức thiết thực về môn học. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là người đọc có hiểu nội dung viết cái gì hay không? Do vậy, cần phải có một kỹ năng đọc, một phương pháp đọc phù hợp. Nếu làm được điều đó sẽ giúp cho sinh viên tích lũy được nhiều vốn kiến thức, bỗ trợ cho các môn học khác. Có thể nói, đọc sách lý luận chính trị giúp ích rất nhiều cho học viên, sinh viên, điều này thể hiện ở việc:
- Xây dựng tư duy khoa học theo chủ nghĩa Mác - Lênin, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, sống có ích, lạc quan, tạo nền tảng tinh thần vững chắc cho việc học tập của bản thân khi đã đọc và học các môn lý luận chính trị. Ví dụ như: khi đọc giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ cung cấp cho các sinh viên những kiến thức cơ bản về nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc, giải phóng dân tộc, phát triển văn hóa, giáo dục, Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch vững mạnh... Có thể thấy, mỗi quyển sách sẽ đem lại cho người đọc một kiến thức khác nhau. Nhưng riêng những sách lý luận chính trị cung cấp những kiến thức mang tính chất nền tảng lý luận và thực tiễn cách mạng nhất.
Như vậy, việc đọc sách lý luận chính trị có ý nghĩa to lớn với tất cả mọi người, thông qua đọc sách giúp mỗi người nâng cao trình độ nhận thức, kiến thức để tự hoàn thiện bản thân hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đối với mỗi giảng viên và học viên trong học tập lý luận chính trị lại càng cần phải đọc sách để tự hoàn thiện bản thân minh, nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy và học lý luận chính trị…

3. Kết Luận
Tóm lại, thông qua bài viết này chúng ta có thể thấy rõ một điều rằng, sách rất quý đối với tất cả mọi người cũng như việc đọc sách là không thể thiếu. Đọc sách sẽ giúp chúng ta có thêm kiến thức, nâng cao vốn trí tuệ, giữ gìn chuẩn mực, tạo tiền đề thúc đẩy văn hóa đọc ngày nay phát triển, xây dựng nền văn hóa đọc Việt Nam phát triển, phong phú và đa dạng các loại hình.
Việc đọc sách lý luận chính trị là một trong những việc làm cụ thể nhất, cần thiết nhất cung cấp cho người đọc những lợi ích thiết thực, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa có một tư duy khoa học - biện chứng, lý tưởng sống cao đẹp... thúc đẩy văn hóa đọc Việt Nam vươn xa hơn trên thế giới, củng cố giá trị chuẩn mực đọc của dân tộc. Riêng bản thân không ngừng tìm tòi tài liệu, sách hay để đọc và nghiên cứu phục vụ cho công tác giảng dạy hiện tại và trong tương lai.    


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lý Trường Chiến (2008), Giám đốc phía Nam báo KH&DT,  Vài giải pháp nhằm nâng cao văn hóa đọc (http://www.sachhay.com/new/20080327439/vai-giai-phap-nham-nang-cao-van-hoa-doc-nha.aspx
[2]. Nguyễn Hữu Viêm (2009),  Văn hoá đọc và phát triển văn hoá đọc ở Việt Nam (http://www.nlv.gov.vn/nlv/index.php/20091119239/Van-hoa-doc/Van-hoa-doc-va-phat-trien-van-hoa-doc-o-Viet-Nam.html)
[4]. Tạp chí Tuyên giáo số 9/2009 (http://www.muasach24h.com/phuong-phap-ky-nang-doc-sach/a56735.html)

Thông tin về tác giả:
CN. Lê Hữu Lợi -  Bộ môn Lý luận chính trị - Trường Đại học Bạc Liêu
- SĐT: 0976065979 - Email: leloi1501@gmail.com






[1] Bộ môn Lý luận chính trị - Trường Đại học Bạc Liêu



Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

VÀI LỜI TRI ÂN SÂU SẮC




VÀI LỜI TRI ÂN





Lê Hữu Lợi* - Giảng viên
Bộ môn Lý luận chính trị - trường Đại học Bạc Liêu
Số điện thoại: 0976065979 - Email: leloi1501@gmail.com
          Bài viết chính là tất cả những gì tôi muốn gửi đến ngôi trường thân yêu, những con người thân yêu của tôi một lời tri ân sâu sắc nhất qua 4 năm gắn bó và học tập, tu dưỡng của bản thân. Những gì tôi có được như ngày hôm nay, đó chính là sản phẩm của một môi trường giáo dục có chất lượng, với những thầy cô tận tình dạy dỗ. Nhân kỉ niệm 10 năm thành lập trường Đại học Đồng Tháp (2003 - 2013), với cương vị là cựu sinh viên của trường, tôi muốn gửi những lời chúc, lời tri ân sâu sắc đến nhà trường cùng những quí thầy cô của tôi trong suốt thời gian tôi theo học qua những dòng tâm sự ngắn dưới đây.
          Bốn năm đã trôi qua kể từ khi nhận được tấm giấy báo trúng tuyển vào Đại học Đồng Tháp, giây phút ấy thật hạnh phúc biết bao. Tôi như vỡ òa vì sung sướng, vì sự bất ngờ ấy, đây chính là bước ngoặt trong cuộc đời tôi. Năm 2007, trường mang tên là trường Đại học sư phạm Đồng Tháp, vẫn đang trong giai đoạn mới hình thành và phát triển, còn khó khăn trong việc xây dựng cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho nhà trường. Tôi còn nhớ lúc ấy dãy hiệu bộ, những bức tường sơn đã cũ, dãy A1 dùng để phục vụ cho việc dạy học cũng thế, giảng đường cũng vậy...Nhắc lại như thế để chúng ta thẫy rõ sự phát triển không ngừng của trường cho đến ngày hôm nay là một vấn đề phủ nhận. Đó là kết quả của sự quyết tâm phấn đấu của các thế hệ sinh viên, giảng viên và cán bộ công viên chức nhà trường.
          Tôi thực sự tự hào vì điều đó, trường Đại học Đồng Tháp đã mang lại cho tôi nhiều thứ, nhiều kỉ niệm mà suốt đời tôi không bao giờ quên được, xin có vài lời chia sẽ cùng các bạn.
          Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta có nói: "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên". Giáo dục chính là quốc sách hàng đầu của nước ta, nó không quyết định đến việc phát triển nhân cách của một con người, mà theo Bác Hồ là "Phần nhiều". Nói như thế để chúng ta thấy rõ, giáo dục rất quan trọng, mỗi cấp bậc giáo dục có vai trò, vị trí khác nhau. Ở đây tôi muốn đề cập đến giáo dục đại học, xuất phát từ nền tảng giáo dục phổ thông, giáo dục đại học góp phần bồi dưỡng kiến thức cho chúng ta, đặc biệt một khối lượng kiến thức đại cương và chuyên ngành để chúng ta bước vào cuộc sống xã hội, công việc một cách vững vàng hơn.
          Vấn đề đầu tiên mà tôi cũng như các bạn sinh viên khác có được, đó là kiến thức, đòi hỏi trong mỗi sinh viên cần phải tích lũy trong suốt 4 năm học của mình trên giảng đường đại học. Để nắm vững hết những kiến thức vừa đại cương lẫn chuyên ngành thì không hề dễ dàng chút nào, nhất là khi vào năm thứ nhất, môn đầu tiên được học đó là môn triết học Mác - Lênin ( bây giờ là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin). Sinh viên phải thực sự cố gắng, tự học, tự nghiên cứu rất nhiều qua quá trình hướng dẫn tận tình của giảng viên mới nắm vững được kiến thức. Bản thân là một sinh viên chuyên ngành giáo dục chính trị, với đặc điểm chuyên ngành phải tích lũy những kiến thức khô khan, trừu tượng nên việc lựa chọn  một phương pháp học tập tích hợp riêng cho mình là rất khó khăn. Vì vậy, điều đó cũng nhờ vào sự dìu dắt của thầy cô, nhà trường tạo điều kiện, sau khi kết thúc năm học cuối cùng tôi cũng đã nắm vững một cách tương  đối hầu hết các kiến thức của chuyên ngành mình và dùng nó để vận dụng vào công tác giảng dạy sau khi ra trường đạt hiệu quả rất cao.
          Thứ hai, kỹ năng là một thứ mà tôi cũng đã học được từ sự rèn luyện của nhà trường thông qua việc học tập, nghiên cứu, tham gia các hoạt động phong trào Đoàn, Hội sinh viên, các câu lạc bộ rèn luyện kỹ năng... Nhớ lại, lúc mới bước vào ngưỡng cửa đại học, cảm giác của một cậu sinh viên năm thứ nhất thật khác thường, vừa ngại ngại, thấy cái gì cũng mới, kỹ năng cũng chưa có. Qua 2 học kì học tập, tham gia phong trào và sinh hoạt đoàn, hội, một số kỹ năng cơ bản đã dần hình thành, nhưng phải trải qua cả một quá tình rèn luyện rất khó khăn...học hỏi rất nhiều ở bạn bè, thầy cô. Ở đây, trải qua 4 năm học, tôi đã tự rèn luyện cho mình một số kỹ năng dưới đây, xin được chia sẽ với các bạn: kỹ năng tự học có hiệu quả, kỹ năng phát biểu trước đám đông, kỹ năng tổ chức sự kiện, phong trào, buổi sinh hoạt, kỹ năng sống...
          Thứ ba, sự tự tin và giàu cá tính cũng giúp cho một sinh viên ngày càng hoàn thiện hơn. Tự tin trong học tập và trong công việc, có cá tính riêng cho mình, đa dạng về cách tổ chức hoạt động. Đây chính là thế mạnh của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp, một phong cách trẻ trung và đầy tinh thần nhiệt quyết. Với khẩu hiệu "Sinh viên trường Đại học Đồng tháp, học lực bền vững, tự tin, giàu cá tính" của mình. Trường ta đã không ngừng vươn xa, đạt được mục tiêu ấy, sản sinh ra nhiều thế hệ sinh viên ra trường có chất lượng, tính từ khóa ra trường đầu tiên năm 2007. Hầu hết nhờ sự tự tin về kiến thức mà mình đã học và vốn kỹ năng có sẵn thì sinh viên ra trường đã hầu hết xin được việc, thậm chí làm nhiều nơi, đa dạng ngành, có người làm việc ở cơ quan nhà nước, dạy ở các trường phổ thông, cao đẳng - đại học,ở các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước..... Bản thân cũng may mắn có được việc làm khi mới ra trường và đang công tác tại một môi trường mô phạm - đại học Bạc Liêu.
          Có thế nói, qua 3 vấn đề mà tôi đã học tập được qua quá trình học tập ở mái trường đại học, mong sẽ giúp các bạn sinh viên, các thế hệ tiếp theo của trường xem là một bài học kinh nghiệm cho mình để ngày càng phát huy hơn nữa thương hiệu của đại học đồng tháp trong tương lai.
          Dừng lại ở vấn đề trên, mỗi khi nhớ lại kỉ niệm thời sinh viên, tôi lại không bao giờ quên khoa giáo dục chính trị của tôi và các bạn học, nơi đã gắn bó gần gủi với tôi trong suốt thời gian qua. Sự tận tình dạy bảo, giáo dục của các thầy cô trong khoa đã cho tôi học tập được nhiều điều cho đến ngày hôm nay, mặc dù tôi không còn học nữa, tôi thật sự vinh hạnh vì điều đó, tự hào vì quí thầy cô đã cống hiến hết mình vì sự nghiệp trông người mà Bác Hồ đã nói: "Vì sự nghiệp mười năm thì phải trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm thì phải trồng người". Do đó, thông qua đây, tôi muốn gửi một lời tri ân sâu sắc, một lời cảm ơn chân thành đến quí thầy cô trong khoa GDCT  nói riêng và trường Đại học Đồng tháp nói chung. Đặc biệt, tôi không bao giờ quên một người thầy, vẫn sớm hôm soạn giảng, nghiên cứu phương pháp dạy nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục đại học, nhất là đối với chuyên nghành giáo dục chính trị, người đã đem hết tâm huyết cả đời mình cho sự nghiệp dạy học, đào tạo những sinh viên chuyên ngành giáo dục chính trị có bản lĩnh chính trị vững vàng, kỹ năng tốt, có chất lượng... ở đây tôi không tiện nói tên, thầy đã dạy tôi rất nhiều môn, nhưng ấn tượng đầu tiên với sự tận tình của một người thầy, người cha, đó là môn triết học Mác - Lênin, kể từ đó đã khiến tôi mến thầy, yêu thầy và quí trọng thầy hơn bởi những lời giảng thu hút của thầy, những câu chuyện rất đỗi đời thường, những lời dạy về mặt đạo đức rất sâu sắc đã giúp tôi học tập được nhiều..... Mặc dù, không dám nói trước thầy nhưng tôi vẫn lặng lẽ cảm ơn thầy, cảm ơn những lời giáo huấn đầy tình thương ấy của thầy dành cho tuổi trẻ chúng tôi, trong đó tôi hiểu nhất những điều đó. Bây giờ, mặc dù tôi không còn học nữa, nhưng với tấm bằng đại học loại giỏi có được, tôi luôn nhắc nhỡ bản thân rằng cần phải "uống nước nhớ nguồn" nhớ đến người thầy đã tận tình dạy dỗ tôi để đươc như ngày hôm nay, kết quả chính là một công việc tiếp nối từ thầy, là một người thầy giáo mẫu mực ở ngôi trường đại học.
          Tôi nguyện luôn dõi theo bước vinh quang của thầy cũng như thế hệ các thầy cô yêu quí của tôi để ngày càng hoàn thiện mình hơn, phấn đấu hết mình trong công tác giảng dạy, luôn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phát dương quang đại những gì đã học được ở Đại học Đồng Tháp mà vận dụng để truyền thụ cho các thế hệ sinh viên tiếp theo cũng như truyền thụ những lời dạy quí báo ấy của người thầy kính yêu nhất của tôi đến với các bạn sinh viên sau này.
          Thay lời kết, cuối cùng, lại một lần nữa nhân dịp kỉ niệm 10 năm thành lập trường Đại học Đồng Tháp (2003 - 2013) với sự chân thành, biết ơn sâu sắc nhất, qua mấy dòng tâm sự, chia sẽ trên đây, tôi gửi đến quí trường, quí thầy cô yêu kính của tôi một lời tri ân sâu sắc không thể quên, một lời chúc cho sự thành đạt và phát triển của nhà trường trong tương lai, từ đây đến mai sau và sớm trở thành một trong những trường đại học lớn nhất nước ta trong tương lai. Tôi xin nguyện là một cậu học trò nhỏ của trường cho đến mai sau.

* ( Sinh viên lớp GDCT 2007A) - kính gửi

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

MỘT SỐ TRAO ĐỔI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG THEO HÌNH THỨC TÍN CHỈ HIỆN NAY


MỘT SỐ TRAO ĐỔI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG THEO HÌNH THỨC TÍN CHỈ HIỆN NAY
 CN. Lê Hữu Lợi - Giảng viên
Bộ môn Lý luận chính trị
SĐT: 0976065979
Email: leloi1501@gmail.com

Tóm tắt
Tự học có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình học tập ở Đại học của sinh viên, là "biến quá trình đạo tạo thành quá trình tự đào tạo của sinh viên". Do đó, việc tổ chức tốt việc tự học cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các trường Đại học - cao đẳng theo hình thức tín chỉ hiện nay là việc làm cấp thiết. Qua bài viết này, chúng tôi đưa ra một vài trao đổi nhằm nâng cao chất lượng tự học các môn lý luận chính trị cho sinh viên các trường Đại học - cao đẳng theo hình thức tín chỉ, một mặt cho sinh viên tham khảo và vận dụng những phương pháp này trong việc tự học của mình. Mặc khác, góp phần xây dựng tinh thần, thái độ học tập cho sinh viên, nâng cao tính tự giác, thế giới quan, nhân sinh quan khoa học và hoàn thiện nhân cách thông qua quá trình tự học các môn Lý luận chính trị. Bài viết có đề cập đến vấn đề này tại trường Đại học Bạc Liêu hiện nay.
Abstracts
            Study is extremely important role in the learning process of students at the University, is "turning the forming process of self-training process of students". Therefore, the well-organized self-study for students to improve the quality of training of university - college credit in the form of current employment level is set. Through this article, we offer a few exchanges to improve the quality of study subjects political theory for students of the University - College in the form of credits, a reference surface for students and apply these methods in their study. On the other hand, contributing to build spirit, attitude learning for students, improve self-awareness, world view, scientific and human personality through the complete process of study subjects political theory . Posts that mention this problem in Bac Lieu University today.
1. Dẫn nhập.
Dạy và học là hai quá trình nằm trong một thể thống nhất biện chứng. Thầy dạy – trò học, dạy như thế nào sẽ có cách học tương ứng. Thực tế giảng dạy chúng tôi nhận thấy rằng không thể phát huy được tư duy sáng tạo của sinh viên, khi giảng viên sử dụng phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức. Trong dạy học theo hệ thống tín chỉ, nhất thiết phải chuyển từ kiểu dạy học tập trung vào vai trò của giảng viên và hoạt động dạy sang kiểu tập trung vào vai trò của sinh viên và hoạt động học. Giảng viên không còn đóng vai trò là người truyền đạt kiến thức mà là người gợi mở, hướng dẫn, tổ chức, cố vấn cho các hoạt động tự học của sinh viên.
            Chất lượng giảng dạy và học tập các môn học Lý luận chính trị trong những năm vừa qua tại trường Đại học, cao đẳng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải có cái nhìn một cách toàn diện và khách quan, nhất là từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đổi mới, sắp xếp lại các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là vấn đề hiện nay còn có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Từ thực tế việc học tập các môn học này tại Đại học Bạc Liêu những năm gần đây, cũng như vị trí và vai trò của việc trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đòi hỏi cần phải có những đánh giá một cách khách quan về chất lượng tự học đối với các môn học này, nhất là từ khi chúng ta chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ.    
          Các môn Lý luận chính trị góp phần hình thành, bồi dưỡng cho sinh viên thế giới quan, phương pháp luận khoa học, trang bị những kiến thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng ta, góp phần định hướng suy nghĩ, hành động và hoàn thiện nhân cách cho thế hệ trẻ. Vì vậy, sinh viên đến lớp không phải để nghe những lời diễn giảng một chiều mang tính chủ quan nhất định từ người dạy, mà qua những kiến thức đó, sinh viên  nhận thức, đánh giá và vận dụng vào thực tiễn như thế nào? Để đạt hiệu quả, ngoài vệc nghe giảng trên lớp sinh viên phải có phương pháp phù hợp để tự học, tự nghiên cứu.
          Tự học là một công việc tương đối phức tạp, đa dạng hóa, vì mỗi sinh viên đều có phương pháp học tập riêng, một thời gian riêng cho mình. Trong thời gian gần đây, cũng đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này xét về mặt lý luận, tuy nhiên đối với trường Đại học Bạc Liêu thì vấn đề này là khá mới mẽ. Do vậy, trong bài tham luận này tôi trong xin đưa ra một số trao đổi xét về mặt phương pháp nhằm giúp sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước cũng như nhà trường tự học các môn Lý luận chính trị đạt hiệu quả cao hơn.
2. Vai trò và bản chất của việc tự học hiện nay.
            - Về vai trò của tự học hiện nay.
            Tự học, tự nghiên cứu là hình thức hoạt động của cá nhân người học nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kĩ năng của môn học. Hoạt động tự học, tự nghiên cứu do chính sinh viên tiến hành ở trên lớp, ngoài lớp hoặc ở nhà. Đây là hoạt động có tính độc lập cao, được sự hỗ trợ tối ưu của giảng viên, nó được coi là chìa khóa vàng của giáo dục trong bối cảnh tri thức nhân loại tăng lên như vũ bão hiện nay.
            Việc khuyến khích sinh viên trong các trường đại học tự học, tự nghiên cứu hiện nay đang là vấn đề nhiều nhà giáo dục, nhiều trường đại học quan tâm, nhất là theo hình thức dạy học theo tín chỉ. Tuy nhiên muốn làm tốt việc này cần giúp sinh viên hiểu rõ vai trò của việc tự học quan trọng như thế nào? Có thể nói, tự học là nhân tố trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học. Khi một học sinh trở thành một sinh viên đại học, họ bắt đầu phải làm quen với phương thức học tập hoàn toàn mới mẻ. Sinh viên đại học, học phương pháp là chủ yếu. Giờ đây, thầy cô giáo đóng vai trò là những người hướng dẫn học tập, và các giờ lên lớp chỉ cung cấp được những kiến thức cơ bản nhất, những tài liệu cơ bản, còn việc học tập của sinh viên là sắp xếp trình tự, thời gian để nghiên cứu nắm tài liệu cơ sở và cả tài liệu tham khảo mở rộng. Thêm vào đó, không còn sự kiểm tra gay gắt của giảng viên, kết quả học tập dồn hết vào kỳ thi hết học phần. Kết quả này phụ thuộc vào bản thân sinh viên là chủ yếu. Công tác tự học của sinh viên ngày càng tăng lên, ngày càng đòi hỏi nhiều cố gắng nỗ lực vì chỉ có việc tự học mới trang bị cho mình kiến thức mới nhất, khoa học nhất và thu được nhiều kinh nghiệm cho thực tiễn hoạt động và đạt kết quả như mong muốn.
            Bên cạnh đó, tự học còn giữ vai trò lớn lao trong việc nâng cao thành tích, hoạt động trí tuệ của sinh viên trong việc hiểu và tiếp thu tri thức mới, nhiều nhà giáo dục nổi tiếng đã nêu lên sự cấp thiết phải khéo léo tổ chức việc tự học cho sinh viên. Trong quá trình tự học, sinh viên sẽ gặp nhiều vấn đề mới và việc đi tìm giải đáp cho những vấn đề ấy là cách tốt nhất để kích thích hoạt động trí tụê cho sinh viên. Theo Aditxterrec: "Chỉ có truyền thụ tài liệu của giáo viên mà thôi thì dù có nghệ thuật đến đâu chăng nữa cũng không đảm bảo được việc lĩnh hội tri thức của học sinh. Nắm vững kiến thức thực sự lĩnh hội chân lý, cái đó học sinh phải tự mình làm lấy bằng trí tụê của bản thân". Hồ Chí Minh cũng đã từng yêu cầu cán bộ giảng dạy phải có phương pháp "hỗ trợ cho việc tự học", phải biết "nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ"[1] cho người học.
            Tự học được tổ chức tốt không những cung cấp cho sinh viên những kiến thức mới, bổ ích mà còn giúp họ rất nhiều trong công việc sau này khi họ trở thành những người chủ thực sự góp phần xây dựng đất nước. Bí quyết để chiến thắng là trang bị cho mình những tri thức toàn diện, đây cũng là nhiệm vụ đặt ra cho công tác tự học. Không chỉ có vậy, tự học còn có vai trò to lớn trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho sinh viên. Việc tự học rèn luyện cho sinh viên thói quen độc lập suy nghĩ, độc lập giải quyết vấn đề khó khăn trong nghề nghiệp, trong cuộc sống, giúp cho họ tự tin hơn trong việc lựa chọn cuộc sống cho mình. Hơn thế, tự học thúc đẩy sinh viên lòng ham học, ham hiểu biết, khát khao vươn tới những đỉnh cao của khoa học sống có hoài bão, ước mơ.
            - Về bản chất quá trình tự học của sinh viên hiện nay.
            Thực chất tự học là một quá trình học tập, một quá trình nhận thức không trực tiếp có thầy giáo. Đó là "lao động khoa học", vất vả hơn nhiều so với quá trình học có thầy (cô), bởi vì người học phải tự xây dựng cho mình cách học và sử dụng hợp lý các điều kiện, hình thức, phương tiện học tập để đạt được kết quả mong muốn.
            Có thể nói: "Bản chất của công việc tự học của sinh viên đại học là quá trình nhận thức một cách tự giác, tích cực, tự lực không có sự tham gia hướng dẫn trực tiếp của giáo viên nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ dạy học"[2] . Tự học vừa mang ý nghĩa củng cố trau dồi tri thức và có ý nghĩa mở rộng hiểu biết. Tự học có nghĩa là sinh viên phải độc lập, tự xây dựng kế hoạch, phương pháp học tập cho mình, tự năng động tìm tòi, phân tích những sách vở, tài liệu tiến tới làm chủ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.
            Bản chất của quá trình tự học là không có sự hướng dẫn của giáo viên nên tất yếu đòi hỏi nỗ lực, tích cực hoá hoạt động nhận thức của sinh viên. Sự tự kiềm chế đối với những ảnh hưởng ngoại cảnh hay những ước muốn không hợp lẽ trong tư tưởng là điều kiện cần thiết đối với quá trình tự học. Nếu thiếu tự kìm chế, kiên trì, những yêu cầu cao, sự nghiêm túc đối với bản thân thì sinh viên không bao giờ thực hiện được kế hoạch học tập do chính mình đặt ra.
            Có thể nói, việc nắm vững vai trò và bản chất việc tự học của sinh viên hiện nay sẽ góp phần rất lớn cho các giảng viên tìm ra những giải pháp tốt nhất giúp sinh viên có phương pháp tốt nhất trong việc nâng cao chất lượng tự học của mình theo học chế tín chỉ như hiện nay.
3. Một vài trao đổi nhằm nâng cao chất lượng tự học các môn lý luận chính trị của sinh viên các trường Đại học - cao đẳng theo hình thức tín chỉ hiện nay.
            Dựa vào kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và thông qua việc học tập, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp cùng trường cũng như ở các trường đại học, cao đẳng khác, chúng tôi đúc kết thành một số giải pháp dưới đây góp phần nâng cao chất lượng tự học các môn Lý luận chính trị cho sinh viên tại các trường Đại học, cao đẳng nói chung và tại trường Đại học Bạc Liêu nói riêng.
Thứ nhất là, chuẩn bị tài liệu và phương tiện theo sự hướng dẫn của giảng viên.
            Học là hoạt động nhận thức tích cực, tự giác và sáng tạo của sinh viên, hoạt động dạy của người giảng viên không có nghĩa là truyền thụ tri thức, truyền thụ những sản phẩm sẵn có, mà cần phải tổ chức, điều khiển hoạt động tự nhận thức của sinh viên, hình thành cho sinh viên nhu cầu thường xuyên học tập, tìm tòi kiến thức, kích thích năng lực sáng tạo, trang bị cho các em năng lực tổ chức lao động trí óc một cách hợp lý, làm cho các em định hướng được kiến thức bài học và tự khai thác tri thức.
Để đạt được mục tiêu này, giảng viên cần yêu cầu sinh viên chuẩn bị bài kỹ trước mỗi buổi học. Bên cạnh giáo trình môn học, sinh viên cần chủ động sưu tầm tài liệu, thông tin trên các phương tiện; với các yêu cầu cụ thể như: sinh viên sẽ trả lời những câu hỏi nào, sử dụng phương tiện gì để phục vụ cho việc học tập, để khi tiến hành bài học trên lớp thì giảng viên và sinh viên cùng làm việc tránh tình trạng độc thoại của giảng viên. Đối với việc học tập các môn Lý luận chính trị sinh viên nên cần chuẩn bị tài liệu thật kỉ trước khi lên lớp.
Thứ hai là, phải có phương pháp nghe giảng và ghi chép trên lớp.
Để tiếp nhận bài giảng một cách tối ưu, sinh viên cần tìm hiểu đề cương chi tiết học phần để nắm chương trình môn học, biết được những vấn đề sẽ trình bày theo hướng nào, nội dung, phạm vi của bài học, vấn đề nào sinh viên sẽ tự học, tự nghiên cứu.
 Sinh viên cần làm tốt công tác chuẩn bị, nên bắt đầu từ việc xem lại bài ghi lần trước, khi sinh viên nắm vững kiến thức đã học sẽ lĩnh hội nội dung bài mới tốt hơn. Khi nghiên cứu nội dung bài mới, những vấn đề khó hoặc chưa hiểu, sinh viên nên ghi chép lại để khi nghe giảng sẽ chú ý hơn và nếu bài giảng chưa giải thích rõ các em cần trao đổi với thầy hoặc bạn.
Nghe giảng và ghi chép là hai hoạt động cùng tiến hành đồng thời. Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, việc tiến hành đồng thời hai loại hoạt động chỉ có thể đạt được kết quả cao khi một trong hai hoạt động đó đã trở nên thành thạo đến mức gần như tự động hóa. Cách ghi chép lại mang sắc thái cá nhân, mỗi môn học lại đòi hỏi một phương pháp ghi chép khác nhau, nhưng đều có một điểm chung là nếu sinh viên không hiểu bài thì không thể ghi chép tốt được. Vì vậy, qua cách ghi của sinh viên, giảng viên có thể biết được mức độ nắm bài của sinh viên. Như vậy, việc ghi lại bài giảng cũng là một nghệ thuật, luôn thay đổi tùy theo đặc trưng từng môn học và phong cách giảng của từng giảng viên. Đối với các môn Lý luận chính trị, cần đảm bảo tính chính xác và tính lôgic của các quan điểm, luận cứ, luận chứng…Vì vậy, bài ghi của sinh viên phải chính xác, đảm bảo yêu cầu về kiến thức và tính lôgic của bài học. Tuy nhiên, cách ghi  bài của mỗi sinh viên có thể khác nhau, tùy thuộc vào vốn hiểu biết và sự vận dụng sáng tạo của mỗi sinh viên.
Mặc dù trên lớp sinh viên tích cực động não và ghi chép, nhưng nếu sau đó sinh viên xếp vở ghi lại, đợi tới ngày ôn thi mới mở ra xem mà không chỉnh lý ngay thì việc tiếp thu bài không thể coi là hoàn chỉnh và tốt; ở trình độ đại học và cao đẳng các môn Lý luận chính trị có khối lựợng kiến thức rộng, mang tính trừu tượng được tổng hợp từ nhiều lĩnh vực, nên bài giảng của giảng viên trên lớp chỉ mang tính hướng dẫn, gợi ý chứ không phải trình bày hoàn chỉnh, trọn vẹn về một vấn đề. Vì vậy, việc xem lại và hoàn chỉnh bài ghi là việc làm tất yếu đối với sinh viên.
Để giúp sinh viên có thể nghe giảng và ghi chép thuận lợi, giảng viên nên:
- Giới thiệu trước những tài liệu cần đọc để phục vụ cho bài học và đề ra những yêu cầu cụ thể cho sinh viên khi đọc các tài liệu đó.
- Cần có những hình thức, biện pháp kiểm tra việc đọc tài liệu và tự nghiên cứu của sinh viên.
- Trình bày vấn đề một cách hệ thống, rõ ràng để sinh viên dễ theo dõi vấn đề và ghi chép, tránh tình trạng giáo viên trình bày bài giảng tản mạn, thiếu hệ thống, làm cho sinh viên dù phải tập trung chú ý cao độ nhưng vẫn không nắm bắt được nội dung cơ bản của vấn đề và không thể ghi chép được.
Thứ ba là, phải có phương pháp đọc giáo trình và tài liệu.
Đối với sinh viên ở trình độ đại học và cao đẳng, đọc sách không những là nhu cầu, hứng thú mà còn là một nhiệm vụ tất yếu. Đọc giáo trình, tài liệu để tự học, tự nghiên cứu là công việc chính của mỗi sinh viên. Trong quá trình học tập các môn Lý luận chính trị, 100% sinh viên phải có giáo trình, tài liệu cần thiết, theo chúng tôi để đọc giáo trình và tài liệu có kết quả, sinh viên cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Sinh viên phải biết lựa chọn sách, báo, tạp chí, văn kiện, nghị quyết,… phù hợp với từng bài học, cần xác định rõ mục đích đọc tài liệu: Đọc để tìm hiểu toàn bộ nội dung cuốn sách; để tìm hiểu một vấn đề; sưu tầm tài liệu bổ sung cho những vấn đề các em đang nghiên cứu… hoặc thu thập thông tin để giải quyết một vấn đề thực tiễn nào đó. Nói chung, đọc sách vì mục đích gì thì sinh viên phải xác định được ngay từ đầu mới đạt hiệu quả thiết thực.
- Đọc tài liệu để hiểu sâu kiến thức cơ bản của từng bài, từng chương và tiến tới cả học phần. Sinh viên biết tự triển khai những vấn đề cụ thể của từng học phần như: thiết kế, chuẩn bị câu hỏi cho các giờ thảo luận trên lớp; phương án giải quyết vấn đề, sinh viên nên thiết kế theo hướng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Thứ tư là, sinh viên phải lập kế hoạch học tập.
Nhằm tránh tình trạng chỉ tập trung học ở những thời điểm nhất định vào các kỳ thi, sinh viên cần thiết lập kế hoạch học tập của mình cho từng học phần, học kỳ, năm học. Để tạo điều kiện cho sinh viên vạch kế hoạch học tập một cách thuận lợi và khoa học, vào đầu mỗi học phần giảng viên cần cung cấp cho sinh viên đề cương chi tiết môn học, giới thiệu giáo trình, tài liệu tham khảo, số lượng bài kiểm tra, hình thức thảo luận trên lớp, hình thức thi kết thúc môn học, hướng dẫn sinh viên những nội dung tự học ở nhà…từ đó sinh viên lập kế hoạch học tập phù hợp với từng môn học, thời gian và đặc điểm tâm lý của bản thân.
Kế hoạch học tập của sinh viên phải thực tế và linh hoạt, không thể lập một kế hoạch mà trong đó mỗi công việc đều không quy định thời gian cụ thể. Đặc biệt, trong đào tạo theo học chế tín chỉ, sinh viên có nhiều thời gian để tự học, nên các em phải có kế hoạch sử dụng quỹ thời gian hợp lý, có như vậy các em mới làm chủ được quỹ thời gian, không bị động trước nhiều nguồn tư liệu cần phải đọc và các công việc phải hoàn thành theo yêu cầu và sự hướng dẫn của giảng viên.
Thứ năm, tự học ở nhà - một nhân tố quan trọng đối với quá trình lĩnh hội tri thức. Tự học ở nhà là lần thứ hai lĩnh hội tri thức, là lĩnh hội bằng sự tái tạo của bản thân sinh viên. Bước tái tạo này giúp sinh viên nắm chắc hơn điều đã được học, hoàn thành những chỗ khó, hệ thống hoá lại bài học trên lớp, nhờ đó tránh được "học vẹt", học mà không hiểu. Trong thực tế, việc học ở nhà còn giúp sinh viên mở mang tri thức, lĩnh hội tri thức mới, rèn luyện kỹ năng vận dụng tri thức vào cuộc sống để tự rút ra kinh nghiệm cho mình nhất là theo hình thức tín chỉ.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định: "Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học cùng hệ thống quản lý giáo dục"[3]. Hưởng ứng theo tinh thần Đại hội Đảng, trường Đại học Bạc Liêu cũng như tất cả các trường đại học và cao đẳng trên cả nước đều tiến hành đổi mới phương pháp dạy học nhằm ngày một nâng cao chất lượng giáo dục của trường... Từ khi thành lập đến ngày hôm nay, nhà trường thường xuyên tổ chức nhiều Hội thảo, tọa đàm liên quan đến việc đổi mới phương pháp dạy học cho sinh viên tại trường, thành lập nhiều câu lạc bộ tự học, kỹ năng, năng khiếu cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học hơn nữa, bước đầu đã và đang mang lại hiệu quả cao. Sinh viên không những tiếp thu được kiến thức trên lớp, mà thông qua những buổi trao đổi phương pháp học tập, sinh hoạt trong câu lạc bộ, sẽ giúp sinh viên tự xây dựng cho mình một phương pháp học tập cho mình phù hợp nhất. Đối với trường Bạc Liêu, để nâng cao chất lượng tự học cho sinh viên khi học các môn lý luận chính trị theo hệ thống tín chỉ thì cần phải tuân thủ một số phương pháp học tập như sau:
            - Sinh viên cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học tập các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là góp phần xây dựng thế giới quan và nhân sinh quan khoa học, hình thành lý tưởng xã hội chủ nghĩa cũng như phát triển nhân cách cao đẹp cho chính bản thân mình.
            - Cần dự lớp đầy đủ, chuẩn bị tài liệu học tập và biết cách ghi chép những nội dung cốt lõi nhất mà giảng viên truyền tải.
            - Tăng cường trao đổi, thảo luận trên lớp cũng như thành lập nhóm học tập, tìm kiếm thông tin qua thư viện, báo chí, mạng Internet góp phần làm tăng vốn kiến thức của mình.
            - Tự học ở nhà cũng là một biện pháp tối ưu nhất, phù hợp với chương trình giáo dục hiện nay cũng như quy định về số tiết tự học đối với chương trình học chế tín chỉ.
            Như vậy, một số trao đổi trên đây đã góp phần giúp cho sinh viên các trường đại học - cao đẳng nói chung và sinh viên trường Đại học Bạc Liêu nói riêng có một phương pháp tự nâng cao chất lương và hiệu quả tự học của mình trong việc học tập các môn lý luận chính trị, nếu được đây cũng là một tài liệu cho các sinh viên của trường cũng như giảng viên tham khảo và góp ý để có hướng đi hiệu quả nhất trong thời gian sắp tới trong việc dạy và học hiện nay.
4. Thay lời kết
          Trên đây là những trao đổi của tôi về một số phương pháp để sinh viên các trường Đại học và cao đẳng nói chung và trường Đại học Bạc liêu nói riêng tham khảo, nhằm nâng cao chất lượng tự học các môn Lý luận chính trị hiện nay. Có thể nói, việc tự học giúp sinh viên có khả năng độc lập, sáng tạo trong lĩnh hội tri thức và trong hoạt động. Khi tự học, sinh viên làm quen với nhiều thuật ngữ, nhiều cách đề cập đến một vấn đề, vì vậy họ sẽ trở nên năng động hơn, tự chủ hơn trong việc tiếp thu tri thức. Qua đó có thể nói rằng tự học của sinh viên không chỉ là một nhân tố quan trọng trong lĩnh hội tri thức mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhân cách sinh viên. Với một vài suy nghĩ về giải pháp nêu trên cũng đã một phần nào giúp sinh viên có một tư duy, nhận thức mới và đúng đắn về phương pháp học tập - tự học ở giảng đường đại học, nhất là đối với sinh viên năm thứ nhất, chất lượng tự học của sinh viên được nâng lên đồng nghĩa với việc ngày càng nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên cũng như chất lượng đào tạo của nhà trường được thể hiện, nhất là đối với các môn lý luận chính trị được xem là những môn khô, khó và trừu tượng. Vì vậy, có thể kết luận một điều rằng việc nâng cao chất lượng tự học cho sinh viên hiện nay la một việc làm không phải dễ dàng tí nào, điều này đòi hỏi cần phải có sự phối hợp của cả nhân tố chủ quan - sinh viên và nhân tố khách quan - giảng viên, nhà trường, gia đình và xã hội, chất lượng tự học tăng dẫn đến hàng loạt hệ quả tốt liên quan đến chất lượng dạy học, giáo dục và phát triển nhân cách cho sinh viên, góp phần xây dựng nền giáo dục Việt Nam vươn xa hơn nữa trong tương lai.






           
Tài liệu tham khảo
[1]       Bộ môn Lý luận chính trị, Nâng cao chất lượng dạy và học các môn Lý luận chính trị, Tạp chí thông tin khoa học - giáo dục trường Đại học Bạc Liêu, Số 4 - tháng 09/2010, tr. 6.
[2]       Hà Thị Đức, Về hoạt động tự học của sinh viên sư phạm, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 4 (1992), tr. 23.
[3]       Nguyễn Kỳ, Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 2 (1990), tr.24.
[4]       Phan Bích Ngọc (2009), Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ, Số 25, tr.160 - 164.
[5]       Phan Bích Ngọc, Nghiên cứu kĩ năng làm việc độc lập với sách của sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đề tài cấp Đại họcQuốc gia - mã số QN05.07.
[6]       Trần Anh Tuấn, Vấn đề tự học của sinh viên từ góc độ đánh giá chất lượng kỹ năng nghề nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, 5 (1996), tr.18.
[7]       TS. Đào Hoàng Nam, Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học, Tạp chí thông tin khoa học - giáo dục trường Đại học Bạc Liêu, Số 4 - tháng 09/2010, tr. 5.
[8]       Võ Thị Minh Duyên, Một số trao đổi nhằm góp phần nâng cao chất lượng tự học các môn lý luận chính trị của sinh viên trường Đại học Phú Yên, Kỷ yếu Hội nghị học tốt năm học 2010 - 2011, tr.1.


[1] Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
[2] Hà Thị Đức, Về hoạt động tự học của sinh viên sư phạm, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 4 (1992), tr. 23.

[3] TS. Đào Hoàng Nam, Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học, Tạp chí thông tin khoa học - giáo dục trường Đại học Bạc Liêu, Số 4 - tháng 09/2010, tr. 5.