Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

MỘT SỐ TRAO ĐỔI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG THEO HÌNH THỨC TÍN CHỈ HIỆN NAY


MỘT SỐ TRAO ĐỔI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG THEO HÌNH THỨC TÍN CHỈ HIỆN NAY
 CN. Lê Hữu Lợi - Giảng viên
Bộ môn Lý luận chính trị
SĐT: 0976065979
Email: leloi1501@gmail.com

Tóm tắt
Tự học có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình học tập ở Đại học của sinh viên, là "biến quá trình đạo tạo thành quá trình tự đào tạo của sinh viên". Do đó, việc tổ chức tốt việc tự học cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các trường Đại học - cao đẳng theo hình thức tín chỉ hiện nay là việc làm cấp thiết. Qua bài viết này, chúng tôi đưa ra một vài trao đổi nhằm nâng cao chất lượng tự học các môn lý luận chính trị cho sinh viên các trường Đại học - cao đẳng theo hình thức tín chỉ, một mặt cho sinh viên tham khảo và vận dụng những phương pháp này trong việc tự học của mình. Mặc khác, góp phần xây dựng tinh thần, thái độ học tập cho sinh viên, nâng cao tính tự giác, thế giới quan, nhân sinh quan khoa học và hoàn thiện nhân cách thông qua quá trình tự học các môn Lý luận chính trị. Bài viết có đề cập đến vấn đề này tại trường Đại học Bạc Liêu hiện nay.
Abstracts
            Study is extremely important role in the learning process of students at the University, is "turning the forming process of self-training process of students". Therefore, the well-organized self-study for students to improve the quality of training of university - college credit in the form of current employment level is set. Through this article, we offer a few exchanges to improve the quality of study subjects political theory for students of the University - College in the form of credits, a reference surface for students and apply these methods in their study. On the other hand, contributing to build spirit, attitude learning for students, improve self-awareness, world view, scientific and human personality through the complete process of study subjects political theory . Posts that mention this problem in Bac Lieu University today.
1. Dẫn nhập.
Dạy và học là hai quá trình nằm trong một thể thống nhất biện chứng. Thầy dạy – trò học, dạy như thế nào sẽ có cách học tương ứng. Thực tế giảng dạy chúng tôi nhận thấy rằng không thể phát huy được tư duy sáng tạo của sinh viên, khi giảng viên sử dụng phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức. Trong dạy học theo hệ thống tín chỉ, nhất thiết phải chuyển từ kiểu dạy học tập trung vào vai trò của giảng viên và hoạt động dạy sang kiểu tập trung vào vai trò của sinh viên và hoạt động học. Giảng viên không còn đóng vai trò là người truyền đạt kiến thức mà là người gợi mở, hướng dẫn, tổ chức, cố vấn cho các hoạt động tự học của sinh viên.
            Chất lượng giảng dạy và học tập các môn học Lý luận chính trị trong những năm vừa qua tại trường Đại học, cao đẳng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải có cái nhìn một cách toàn diện và khách quan, nhất là từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đổi mới, sắp xếp lại các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là vấn đề hiện nay còn có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Từ thực tế việc học tập các môn học này tại Đại học Bạc Liêu những năm gần đây, cũng như vị trí và vai trò của việc trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đòi hỏi cần phải có những đánh giá một cách khách quan về chất lượng tự học đối với các môn học này, nhất là từ khi chúng ta chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ.    
          Các môn Lý luận chính trị góp phần hình thành, bồi dưỡng cho sinh viên thế giới quan, phương pháp luận khoa học, trang bị những kiến thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng ta, góp phần định hướng suy nghĩ, hành động và hoàn thiện nhân cách cho thế hệ trẻ. Vì vậy, sinh viên đến lớp không phải để nghe những lời diễn giảng một chiều mang tính chủ quan nhất định từ người dạy, mà qua những kiến thức đó, sinh viên  nhận thức, đánh giá và vận dụng vào thực tiễn như thế nào? Để đạt hiệu quả, ngoài vệc nghe giảng trên lớp sinh viên phải có phương pháp phù hợp để tự học, tự nghiên cứu.
          Tự học là một công việc tương đối phức tạp, đa dạng hóa, vì mỗi sinh viên đều có phương pháp học tập riêng, một thời gian riêng cho mình. Trong thời gian gần đây, cũng đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này xét về mặt lý luận, tuy nhiên đối với trường Đại học Bạc Liêu thì vấn đề này là khá mới mẽ. Do vậy, trong bài tham luận này tôi trong xin đưa ra một số trao đổi xét về mặt phương pháp nhằm giúp sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước cũng như nhà trường tự học các môn Lý luận chính trị đạt hiệu quả cao hơn.
2. Vai trò và bản chất của việc tự học hiện nay.
            - Về vai trò của tự học hiện nay.
            Tự học, tự nghiên cứu là hình thức hoạt động của cá nhân người học nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kĩ năng của môn học. Hoạt động tự học, tự nghiên cứu do chính sinh viên tiến hành ở trên lớp, ngoài lớp hoặc ở nhà. Đây là hoạt động có tính độc lập cao, được sự hỗ trợ tối ưu của giảng viên, nó được coi là chìa khóa vàng của giáo dục trong bối cảnh tri thức nhân loại tăng lên như vũ bão hiện nay.
            Việc khuyến khích sinh viên trong các trường đại học tự học, tự nghiên cứu hiện nay đang là vấn đề nhiều nhà giáo dục, nhiều trường đại học quan tâm, nhất là theo hình thức dạy học theo tín chỉ. Tuy nhiên muốn làm tốt việc này cần giúp sinh viên hiểu rõ vai trò của việc tự học quan trọng như thế nào? Có thể nói, tự học là nhân tố trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học. Khi một học sinh trở thành một sinh viên đại học, họ bắt đầu phải làm quen với phương thức học tập hoàn toàn mới mẻ. Sinh viên đại học, học phương pháp là chủ yếu. Giờ đây, thầy cô giáo đóng vai trò là những người hướng dẫn học tập, và các giờ lên lớp chỉ cung cấp được những kiến thức cơ bản nhất, những tài liệu cơ bản, còn việc học tập của sinh viên là sắp xếp trình tự, thời gian để nghiên cứu nắm tài liệu cơ sở và cả tài liệu tham khảo mở rộng. Thêm vào đó, không còn sự kiểm tra gay gắt của giảng viên, kết quả học tập dồn hết vào kỳ thi hết học phần. Kết quả này phụ thuộc vào bản thân sinh viên là chủ yếu. Công tác tự học của sinh viên ngày càng tăng lên, ngày càng đòi hỏi nhiều cố gắng nỗ lực vì chỉ có việc tự học mới trang bị cho mình kiến thức mới nhất, khoa học nhất và thu được nhiều kinh nghiệm cho thực tiễn hoạt động và đạt kết quả như mong muốn.
            Bên cạnh đó, tự học còn giữ vai trò lớn lao trong việc nâng cao thành tích, hoạt động trí tuệ của sinh viên trong việc hiểu và tiếp thu tri thức mới, nhiều nhà giáo dục nổi tiếng đã nêu lên sự cấp thiết phải khéo léo tổ chức việc tự học cho sinh viên. Trong quá trình tự học, sinh viên sẽ gặp nhiều vấn đề mới và việc đi tìm giải đáp cho những vấn đề ấy là cách tốt nhất để kích thích hoạt động trí tụê cho sinh viên. Theo Aditxterrec: "Chỉ có truyền thụ tài liệu của giáo viên mà thôi thì dù có nghệ thuật đến đâu chăng nữa cũng không đảm bảo được việc lĩnh hội tri thức của học sinh. Nắm vững kiến thức thực sự lĩnh hội chân lý, cái đó học sinh phải tự mình làm lấy bằng trí tụê của bản thân". Hồ Chí Minh cũng đã từng yêu cầu cán bộ giảng dạy phải có phương pháp "hỗ trợ cho việc tự học", phải biết "nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ"[1] cho người học.
            Tự học được tổ chức tốt không những cung cấp cho sinh viên những kiến thức mới, bổ ích mà còn giúp họ rất nhiều trong công việc sau này khi họ trở thành những người chủ thực sự góp phần xây dựng đất nước. Bí quyết để chiến thắng là trang bị cho mình những tri thức toàn diện, đây cũng là nhiệm vụ đặt ra cho công tác tự học. Không chỉ có vậy, tự học còn có vai trò to lớn trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho sinh viên. Việc tự học rèn luyện cho sinh viên thói quen độc lập suy nghĩ, độc lập giải quyết vấn đề khó khăn trong nghề nghiệp, trong cuộc sống, giúp cho họ tự tin hơn trong việc lựa chọn cuộc sống cho mình. Hơn thế, tự học thúc đẩy sinh viên lòng ham học, ham hiểu biết, khát khao vươn tới những đỉnh cao của khoa học sống có hoài bão, ước mơ.
            - Về bản chất quá trình tự học của sinh viên hiện nay.
            Thực chất tự học là một quá trình học tập, một quá trình nhận thức không trực tiếp có thầy giáo. Đó là "lao động khoa học", vất vả hơn nhiều so với quá trình học có thầy (cô), bởi vì người học phải tự xây dựng cho mình cách học và sử dụng hợp lý các điều kiện, hình thức, phương tiện học tập để đạt được kết quả mong muốn.
            Có thể nói: "Bản chất của công việc tự học của sinh viên đại học là quá trình nhận thức một cách tự giác, tích cực, tự lực không có sự tham gia hướng dẫn trực tiếp của giáo viên nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ dạy học"[2] . Tự học vừa mang ý nghĩa củng cố trau dồi tri thức và có ý nghĩa mở rộng hiểu biết. Tự học có nghĩa là sinh viên phải độc lập, tự xây dựng kế hoạch, phương pháp học tập cho mình, tự năng động tìm tòi, phân tích những sách vở, tài liệu tiến tới làm chủ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.
            Bản chất của quá trình tự học là không có sự hướng dẫn của giáo viên nên tất yếu đòi hỏi nỗ lực, tích cực hoá hoạt động nhận thức của sinh viên. Sự tự kiềm chế đối với những ảnh hưởng ngoại cảnh hay những ước muốn không hợp lẽ trong tư tưởng là điều kiện cần thiết đối với quá trình tự học. Nếu thiếu tự kìm chế, kiên trì, những yêu cầu cao, sự nghiêm túc đối với bản thân thì sinh viên không bao giờ thực hiện được kế hoạch học tập do chính mình đặt ra.
            Có thể nói, việc nắm vững vai trò và bản chất việc tự học của sinh viên hiện nay sẽ góp phần rất lớn cho các giảng viên tìm ra những giải pháp tốt nhất giúp sinh viên có phương pháp tốt nhất trong việc nâng cao chất lượng tự học của mình theo học chế tín chỉ như hiện nay.
3. Một vài trao đổi nhằm nâng cao chất lượng tự học các môn lý luận chính trị của sinh viên các trường Đại học - cao đẳng theo hình thức tín chỉ hiện nay.
            Dựa vào kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và thông qua việc học tập, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp cùng trường cũng như ở các trường đại học, cao đẳng khác, chúng tôi đúc kết thành một số giải pháp dưới đây góp phần nâng cao chất lượng tự học các môn Lý luận chính trị cho sinh viên tại các trường Đại học, cao đẳng nói chung và tại trường Đại học Bạc Liêu nói riêng.
Thứ nhất là, chuẩn bị tài liệu và phương tiện theo sự hướng dẫn của giảng viên.
            Học là hoạt động nhận thức tích cực, tự giác và sáng tạo của sinh viên, hoạt động dạy của người giảng viên không có nghĩa là truyền thụ tri thức, truyền thụ những sản phẩm sẵn có, mà cần phải tổ chức, điều khiển hoạt động tự nhận thức của sinh viên, hình thành cho sinh viên nhu cầu thường xuyên học tập, tìm tòi kiến thức, kích thích năng lực sáng tạo, trang bị cho các em năng lực tổ chức lao động trí óc một cách hợp lý, làm cho các em định hướng được kiến thức bài học và tự khai thác tri thức.
Để đạt được mục tiêu này, giảng viên cần yêu cầu sinh viên chuẩn bị bài kỹ trước mỗi buổi học. Bên cạnh giáo trình môn học, sinh viên cần chủ động sưu tầm tài liệu, thông tin trên các phương tiện; với các yêu cầu cụ thể như: sinh viên sẽ trả lời những câu hỏi nào, sử dụng phương tiện gì để phục vụ cho việc học tập, để khi tiến hành bài học trên lớp thì giảng viên và sinh viên cùng làm việc tránh tình trạng độc thoại của giảng viên. Đối với việc học tập các môn Lý luận chính trị sinh viên nên cần chuẩn bị tài liệu thật kỉ trước khi lên lớp.
Thứ hai là, phải có phương pháp nghe giảng và ghi chép trên lớp.
Để tiếp nhận bài giảng một cách tối ưu, sinh viên cần tìm hiểu đề cương chi tiết học phần để nắm chương trình môn học, biết được những vấn đề sẽ trình bày theo hướng nào, nội dung, phạm vi của bài học, vấn đề nào sinh viên sẽ tự học, tự nghiên cứu.
 Sinh viên cần làm tốt công tác chuẩn bị, nên bắt đầu từ việc xem lại bài ghi lần trước, khi sinh viên nắm vững kiến thức đã học sẽ lĩnh hội nội dung bài mới tốt hơn. Khi nghiên cứu nội dung bài mới, những vấn đề khó hoặc chưa hiểu, sinh viên nên ghi chép lại để khi nghe giảng sẽ chú ý hơn và nếu bài giảng chưa giải thích rõ các em cần trao đổi với thầy hoặc bạn.
Nghe giảng và ghi chép là hai hoạt động cùng tiến hành đồng thời. Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, việc tiến hành đồng thời hai loại hoạt động chỉ có thể đạt được kết quả cao khi một trong hai hoạt động đó đã trở nên thành thạo đến mức gần như tự động hóa. Cách ghi chép lại mang sắc thái cá nhân, mỗi môn học lại đòi hỏi một phương pháp ghi chép khác nhau, nhưng đều có một điểm chung là nếu sinh viên không hiểu bài thì không thể ghi chép tốt được. Vì vậy, qua cách ghi của sinh viên, giảng viên có thể biết được mức độ nắm bài của sinh viên. Như vậy, việc ghi lại bài giảng cũng là một nghệ thuật, luôn thay đổi tùy theo đặc trưng từng môn học và phong cách giảng của từng giảng viên. Đối với các môn Lý luận chính trị, cần đảm bảo tính chính xác và tính lôgic của các quan điểm, luận cứ, luận chứng…Vì vậy, bài ghi của sinh viên phải chính xác, đảm bảo yêu cầu về kiến thức và tính lôgic của bài học. Tuy nhiên, cách ghi  bài của mỗi sinh viên có thể khác nhau, tùy thuộc vào vốn hiểu biết và sự vận dụng sáng tạo của mỗi sinh viên.
Mặc dù trên lớp sinh viên tích cực động não và ghi chép, nhưng nếu sau đó sinh viên xếp vở ghi lại, đợi tới ngày ôn thi mới mở ra xem mà không chỉnh lý ngay thì việc tiếp thu bài không thể coi là hoàn chỉnh và tốt; ở trình độ đại học và cao đẳng các môn Lý luận chính trị có khối lựợng kiến thức rộng, mang tính trừu tượng được tổng hợp từ nhiều lĩnh vực, nên bài giảng của giảng viên trên lớp chỉ mang tính hướng dẫn, gợi ý chứ không phải trình bày hoàn chỉnh, trọn vẹn về một vấn đề. Vì vậy, việc xem lại và hoàn chỉnh bài ghi là việc làm tất yếu đối với sinh viên.
Để giúp sinh viên có thể nghe giảng và ghi chép thuận lợi, giảng viên nên:
- Giới thiệu trước những tài liệu cần đọc để phục vụ cho bài học và đề ra những yêu cầu cụ thể cho sinh viên khi đọc các tài liệu đó.
- Cần có những hình thức, biện pháp kiểm tra việc đọc tài liệu và tự nghiên cứu của sinh viên.
- Trình bày vấn đề một cách hệ thống, rõ ràng để sinh viên dễ theo dõi vấn đề và ghi chép, tránh tình trạng giáo viên trình bày bài giảng tản mạn, thiếu hệ thống, làm cho sinh viên dù phải tập trung chú ý cao độ nhưng vẫn không nắm bắt được nội dung cơ bản của vấn đề và không thể ghi chép được.
Thứ ba là, phải có phương pháp đọc giáo trình và tài liệu.
Đối với sinh viên ở trình độ đại học và cao đẳng, đọc sách không những là nhu cầu, hứng thú mà còn là một nhiệm vụ tất yếu. Đọc giáo trình, tài liệu để tự học, tự nghiên cứu là công việc chính của mỗi sinh viên. Trong quá trình học tập các môn Lý luận chính trị, 100% sinh viên phải có giáo trình, tài liệu cần thiết, theo chúng tôi để đọc giáo trình và tài liệu có kết quả, sinh viên cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Sinh viên phải biết lựa chọn sách, báo, tạp chí, văn kiện, nghị quyết,… phù hợp với từng bài học, cần xác định rõ mục đích đọc tài liệu: Đọc để tìm hiểu toàn bộ nội dung cuốn sách; để tìm hiểu một vấn đề; sưu tầm tài liệu bổ sung cho những vấn đề các em đang nghiên cứu… hoặc thu thập thông tin để giải quyết một vấn đề thực tiễn nào đó. Nói chung, đọc sách vì mục đích gì thì sinh viên phải xác định được ngay từ đầu mới đạt hiệu quả thiết thực.
- Đọc tài liệu để hiểu sâu kiến thức cơ bản của từng bài, từng chương và tiến tới cả học phần. Sinh viên biết tự triển khai những vấn đề cụ thể của từng học phần như: thiết kế, chuẩn bị câu hỏi cho các giờ thảo luận trên lớp; phương án giải quyết vấn đề, sinh viên nên thiết kế theo hướng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Thứ tư là, sinh viên phải lập kế hoạch học tập.
Nhằm tránh tình trạng chỉ tập trung học ở những thời điểm nhất định vào các kỳ thi, sinh viên cần thiết lập kế hoạch học tập của mình cho từng học phần, học kỳ, năm học. Để tạo điều kiện cho sinh viên vạch kế hoạch học tập một cách thuận lợi và khoa học, vào đầu mỗi học phần giảng viên cần cung cấp cho sinh viên đề cương chi tiết môn học, giới thiệu giáo trình, tài liệu tham khảo, số lượng bài kiểm tra, hình thức thảo luận trên lớp, hình thức thi kết thúc môn học, hướng dẫn sinh viên những nội dung tự học ở nhà…từ đó sinh viên lập kế hoạch học tập phù hợp với từng môn học, thời gian và đặc điểm tâm lý của bản thân.
Kế hoạch học tập của sinh viên phải thực tế và linh hoạt, không thể lập một kế hoạch mà trong đó mỗi công việc đều không quy định thời gian cụ thể. Đặc biệt, trong đào tạo theo học chế tín chỉ, sinh viên có nhiều thời gian để tự học, nên các em phải có kế hoạch sử dụng quỹ thời gian hợp lý, có như vậy các em mới làm chủ được quỹ thời gian, không bị động trước nhiều nguồn tư liệu cần phải đọc và các công việc phải hoàn thành theo yêu cầu và sự hướng dẫn của giảng viên.
Thứ năm, tự học ở nhà - một nhân tố quan trọng đối với quá trình lĩnh hội tri thức. Tự học ở nhà là lần thứ hai lĩnh hội tri thức, là lĩnh hội bằng sự tái tạo của bản thân sinh viên. Bước tái tạo này giúp sinh viên nắm chắc hơn điều đã được học, hoàn thành những chỗ khó, hệ thống hoá lại bài học trên lớp, nhờ đó tránh được "học vẹt", học mà không hiểu. Trong thực tế, việc học ở nhà còn giúp sinh viên mở mang tri thức, lĩnh hội tri thức mới, rèn luyện kỹ năng vận dụng tri thức vào cuộc sống để tự rút ra kinh nghiệm cho mình nhất là theo hình thức tín chỉ.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định: "Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học cùng hệ thống quản lý giáo dục"[3]. Hưởng ứng theo tinh thần Đại hội Đảng, trường Đại học Bạc Liêu cũng như tất cả các trường đại học và cao đẳng trên cả nước đều tiến hành đổi mới phương pháp dạy học nhằm ngày một nâng cao chất lượng giáo dục của trường... Từ khi thành lập đến ngày hôm nay, nhà trường thường xuyên tổ chức nhiều Hội thảo, tọa đàm liên quan đến việc đổi mới phương pháp dạy học cho sinh viên tại trường, thành lập nhiều câu lạc bộ tự học, kỹ năng, năng khiếu cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học hơn nữa, bước đầu đã và đang mang lại hiệu quả cao. Sinh viên không những tiếp thu được kiến thức trên lớp, mà thông qua những buổi trao đổi phương pháp học tập, sinh hoạt trong câu lạc bộ, sẽ giúp sinh viên tự xây dựng cho mình một phương pháp học tập cho mình phù hợp nhất. Đối với trường Bạc Liêu, để nâng cao chất lượng tự học cho sinh viên khi học các môn lý luận chính trị theo hệ thống tín chỉ thì cần phải tuân thủ một số phương pháp học tập như sau:
            - Sinh viên cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học tập các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là góp phần xây dựng thế giới quan và nhân sinh quan khoa học, hình thành lý tưởng xã hội chủ nghĩa cũng như phát triển nhân cách cao đẹp cho chính bản thân mình.
            - Cần dự lớp đầy đủ, chuẩn bị tài liệu học tập và biết cách ghi chép những nội dung cốt lõi nhất mà giảng viên truyền tải.
            - Tăng cường trao đổi, thảo luận trên lớp cũng như thành lập nhóm học tập, tìm kiếm thông tin qua thư viện, báo chí, mạng Internet góp phần làm tăng vốn kiến thức của mình.
            - Tự học ở nhà cũng là một biện pháp tối ưu nhất, phù hợp với chương trình giáo dục hiện nay cũng như quy định về số tiết tự học đối với chương trình học chế tín chỉ.
            Như vậy, một số trao đổi trên đây đã góp phần giúp cho sinh viên các trường đại học - cao đẳng nói chung và sinh viên trường Đại học Bạc Liêu nói riêng có một phương pháp tự nâng cao chất lương và hiệu quả tự học của mình trong việc học tập các môn lý luận chính trị, nếu được đây cũng là một tài liệu cho các sinh viên của trường cũng như giảng viên tham khảo và góp ý để có hướng đi hiệu quả nhất trong thời gian sắp tới trong việc dạy và học hiện nay.
4. Thay lời kết
          Trên đây là những trao đổi của tôi về một số phương pháp để sinh viên các trường Đại học và cao đẳng nói chung và trường Đại học Bạc liêu nói riêng tham khảo, nhằm nâng cao chất lượng tự học các môn Lý luận chính trị hiện nay. Có thể nói, việc tự học giúp sinh viên có khả năng độc lập, sáng tạo trong lĩnh hội tri thức và trong hoạt động. Khi tự học, sinh viên làm quen với nhiều thuật ngữ, nhiều cách đề cập đến một vấn đề, vì vậy họ sẽ trở nên năng động hơn, tự chủ hơn trong việc tiếp thu tri thức. Qua đó có thể nói rằng tự học của sinh viên không chỉ là một nhân tố quan trọng trong lĩnh hội tri thức mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhân cách sinh viên. Với một vài suy nghĩ về giải pháp nêu trên cũng đã một phần nào giúp sinh viên có một tư duy, nhận thức mới và đúng đắn về phương pháp học tập - tự học ở giảng đường đại học, nhất là đối với sinh viên năm thứ nhất, chất lượng tự học của sinh viên được nâng lên đồng nghĩa với việc ngày càng nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên cũng như chất lượng đào tạo của nhà trường được thể hiện, nhất là đối với các môn lý luận chính trị được xem là những môn khô, khó và trừu tượng. Vì vậy, có thể kết luận một điều rằng việc nâng cao chất lượng tự học cho sinh viên hiện nay la một việc làm không phải dễ dàng tí nào, điều này đòi hỏi cần phải có sự phối hợp của cả nhân tố chủ quan - sinh viên và nhân tố khách quan - giảng viên, nhà trường, gia đình và xã hội, chất lượng tự học tăng dẫn đến hàng loạt hệ quả tốt liên quan đến chất lượng dạy học, giáo dục và phát triển nhân cách cho sinh viên, góp phần xây dựng nền giáo dục Việt Nam vươn xa hơn nữa trong tương lai.






           
Tài liệu tham khảo
[1]       Bộ môn Lý luận chính trị, Nâng cao chất lượng dạy và học các môn Lý luận chính trị, Tạp chí thông tin khoa học - giáo dục trường Đại học Bạc Liêu, Số 4 - tháng 09/2010, tr. 6.
[2]       Hà Thị Đức, Về hoạt động tự học của sinh viên sư phạm, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 4 (1992), tr. 23.
[3]       Nguyễn Kỳ, Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 2 (1990), tr.24.
[4]       Phan Bích Ngọc (2009), Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ, Số 25, tr.160 - 164.
[5]       Phan Bích Ngọc, Nghiên cứu kĩ năng làm việc độc lập với sách của sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đề tài cấp Đại họcQuốc gia - mã số QN05.07.
[6]       Trần Anh Tuấn, Vấn đề tự học của sinh viên từ góc độ đánh giá chất lượng kỹ năng nghề nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, 5 (1996), tr.18.
[7]       TS. Đào Hoàng Nam, Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học, Tạp chí thông tin khoa học - giáo dục trường Đại học Bạc Liêu, Số 4 - tháng 09/2010, tr. 5.
[8]       Võ Thị Minh Duyên, Một số trao đổi nhằm góp phần nâng cao chất lượng tự học các môn lý luận chính trị của sinh viên trường Đại học Phú Yên, Kỷ yếu Hội nghị học tốt năm học 2010 - 2011, tr.1.


[1] Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
[2] Hà Thị Đức, Về hoạt động tự học của sinh viên sư phạm, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 4 (1992), tr. 23.

[3] TS. Đào Hoàng Nam, Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học, Tạp chí thông tin khoa học - giáo dục trường Đại học Bạc Liêu, Số 4 - tháng 09/2010, tr. 5.

MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY LỚP ĐÔNG SINH VIÊN CÓ HIỆU QUẢ


MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY LỚP ĐÔNG SINH VIÊN CÓ HIỆU QUẢ
CN. Lê Hữu Lợi - Giảng viên
Bộ môn Lý luận chính trị
SĐT: 0976065979
Email: leloi1501@gmail.com
Tóm tắt
"Dạy lớp đông sinh viên" đang là một hiện tượng rất phổ biến trong việc giảng dạy ở các bậc đại học, cao đẳng, cũng như trung cấp chuyên nghiệp và ở các trường dạy nghề. Trong giới hạn nhất định, chúng tôi chỉ tiếp cân đến đối tượng sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng mà thôi. Vấn đề đặt ra hiện nay đó là, làm sao để nâng cao hiệu quả giảng dạy khi thực trạng lớp học rất đông sinh viên. Vì lẽ đó, bài viết tập trung làm rõ những đặc đểm lớp học đông sinh viên hiện nay và rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy lớp đông sinh viên của bản thân có hiệu quả nhất.
Abstracts
"Teaching large classes students" is a very common phenomenon in teaching at the university, colleges, professional secondary and vocational schools.. In certain limits, we only need to object to students at universities and colleges which were raised by the current. The problem that is, how to improve the status of teaching classes large number of student s. Therefore, this article focuses clarify special winter night class students present and draw some experience in teaching large classes of students themselves are most effective.
1. Đặt vấn đề.
   Nhiều năm qua, việc nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy và học ở bậc đại học đã được các nhà nghiên cứu giáo dục chú ý. Trong đó, vấn đề chất lượng dạy và học trong lớp đông sinh viên là một vấn đề được nhiều người quan tâm.
   Lớp đông sinh viên là một nét đặc thù trong đào tạo ở bậc đại học và không chỉ có ở nước ta mà hầu như nước nào cũng có. Thực ra, lớp đông sinh viên là kết quả tất yếu của xu hướng phát triển giáo dục dựa trên nguyên tắc "chất lượng - hiệu quả - hiệu suất và công bằng" (theo Lê Đức Ngọc, 2001) .
Sự tăng lên nhanh chóng số người trúng tuyển vào các cơ sở đào tạo đại học trong điều kiện các nguồn lực bị hạn chế dẫn đến số người trong các lớp học tăng lên. Hiện tượng lớp học đông người nhanh chóng trở thành vấn đề cần tranh cãi của hầu hết các cơ sở đào tạo trong nước. Tất nhiên là lớp học đông người có thể tìm thấy ở nhiều cơ sở đào tạo trên thế giới. Vì không thể xoá bỏ được các lớp học đông người, nên chúng ta cần có một số phương pháp để việc giảng dạy lớp đông có hiệu quả như lớp ít sinh viên. Chúng ta thường cho rằng việc học tập của sinh viên tỷ lệ nghịch với số người học: lớp học càng ít người sinh viên học được càng nhiều. Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu cho thấy rằng các lớp học ít người mang đến những cơ hội phản hồi và thảo luận nhiều hơn và người học được thoả mãn nhiều hơn so với các lớp học đông người, nhưng nó không khẳng định số lượng người trong lớp học là mối tương quan tất yếu cho việc học tập của sinh viên. Điều quan trọng không phải là số người ở trong lớp học mà lại là chất lượng của việc giảng dạy. Nghiên cứu chỉ ra rằng vấn đề cốt lõi dẫn đến việc dạy và học có hiệu quả, bất kể số người của lớp học, là việc thu hút sinh viên vào việc học tập tích cực.            Trường Đại học Bạc Liêu cũng như các trường đại học khác, hầu hết trong một lớp học đều có rầt đông sinh viên nên việc nghiên cứu tìm ra một phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng hiệu quả ở các lớp này là một việc làm rất cần thiết, tuy nhiên không phải dễ dàng để làm được điều này. Thực chất, đối với trường Đại học Bạc liêu lớp học có đông sinh viên nhất đa phần dành cho việc dạy các môn chung, có lúc số lượng có thể lên đến trên 150 sinh viên. Trong một lớp học đông đúc như vậy, thật là một thử thách nếu người thầy muốn áp dụng những phương pháp giảng dạy mới. Chẳng hạn, nếu học nhóm, chia nhỏ quá thì không thể đủ thời gian cho các nhóm trình bày kết quả làm việc, nhóm quá đông thì sinh viên không tham gia tích cực. Nếu thảo luận sẽ rất mất thời gian. Thật quá khó để "lấy người học làm trung tâm" trong những lớp học quá đông. Chỉ một người thầy không đủ. Vì sĩ số quá nhiều, giáo viên không thể có cơ hội tiếp xúc với học sinh, mà chỉ có thể tiếp xúc với tập thể. Điều này sẽ gây trở ngại cho giảng viên khi khơi dậy tính tích cực cho người học, nhất là tâm lý ỷ lại, thụ động thường có trong những lớp đông như vậy.
Chính vì thực trạng đó, trong bài viết này tôi xin đề cập một số kinh nghiệm qua một thời gian ngắn giảng dạy tại trường cũng như trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với các giảng viên có thâm niên lâu năm của nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy lớp đông sinh viên hiện nay. Đặc biệt, trong bài viết này tôi chủ yếu đề cập đến những kinh nghiệm chung của các trường Đại học, cao đẳng, từ đó áp dụng vào việc giảng dạy tai trường Đại học Bạc liêu.
2. Đặc điểm lớp học đông sinh viên.
Theo PGS.TS. Lê Đức Ngọc (Khoa Hóa học , Đại học Khoa học tự nhiên, Trường Đại học quốc gia Hà Nội), lớp đông sinh viên là lớp có biên chế từ 30 sinh viên trở lên đối với giờ học ngoại ngữ, giờ thực tập môn học, giờ chữa bài tập hoặc xêmina, từ 80 sinh viên trở lên đối với giờ học lý thuyết. Nhưng trong một tài liệu có tên “Giảng dạy lớp đông sinh viên - Những công cụ và chiến lược” của Elisa Carbone, Sage Publications - 1998, Jim Greenberg (trong lời nói đầu) lại cho rằng lớp đông là lớp có từ 100 sinh viên trở lên. Thực tế việc giảng dạy để đem lại hiệu quả cao đối với các lớp có đông sinh viên đang là một việc làm rất khó đối với các bộ phận những người làm công tác giáo dục, trường học cũng như các giảng viên đứng lớp. Bởi vì, lớp đông sinh viên sẽ xuất hiện nhiều hiện tượng phát sinh trong lớp học, khiến cho chất lượng truyền đạt nội dung đến hầu hết các sinh viên của giảng viên là không cao, có lúc rất thấp, điều này rất dễ thấy ở các lớp do các giảng viên thỉnh giảng về dạy, hầu như chất lượng không cao.
   Các lớp học các môn chung ở trường ta hiện nay hầu hết đều có sĩ số rất đông, đa phần là lớp ghép lại từ 2 lớp trở lên (nhiều khi lên đến 150 sinh viên cho một phòng học). Và như thế vấn đề đảm bảo chất lượng dạy và học luôn là một thách thức đối với người làm công tác quản lý đào tạo cũng như đối với giảng viên đứng lớp. Dưới đây sẽ là một số giải pháp được coi là kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng dạy học lớp đông sinh viên mà qua quá trình giảng dạy một thời gian không lâu cùng với việc nghiên cứu, trao đổi với các giảng viên có kinh nghiệm lâu năm trong trường mà đúc kết nên.
3. Một số kinh nghiệm dạy lớp đông sinh viên có hiệu quả
Có thể hiểu một cách đơn giản lớp đông sinh viên là lớp học có trên 100 sinh viên đối với các giờ học lý thuyết và có nhiều sinh viên mà giảng viên không thể nhớ tên. Hiện nay, chúng ta phải dạy lớp đông vì các lý do sau:
Một là, nhu cầu học tập của sinh viên ngày càng nhiều, điều này đã được thể hiện qua số lượng sinh viên đầu vào tăng hàng năm.
Hai là, để giảm kinh phí đào tạo và có lợi về mặt kinh tế cho nhà trường. Ngoài ra, có thể còn có một lý do nữa trong việc bố trí lớp đông là tạo ra một môi trường học tập năng động để sinh viên có thể học hỏi trao đổi với nhau.
Chính vì vậy, việc dạy lớp đông là một vấn đề khách quan và gần như là một đặc thù của trường. Vấn đề còn lại là làm thế nào để dạy hiệu quả một lớp đông sinh viên? Theo các nghiên cứu về giáo dục và kinh nghiệm của bản thân, để dạy một lớp đông có hiệu quả, người giảng viên cần:
Thứ nhất, tạo một ấn tượng tốt đối với sinh viên
Trong buổi đầu tiên của môn học, giảng viên tự giới thiệu sơ lược về bản thân, để giảng viên và sinh viên dễ dàng trao đổi. Sau đó, giảng viên giới thiệu về mục đích và mục tiêu của môn học mình đảm trách, đồng thời cho sinh viên biết ý nghĩa của việc học lớp đông là gì. Cuối cùng, giáo viên hãy thiết lập những giao ước giữa sinh viên và giảng viên trong lớp. Những giao ước đó phải rõ ràng và cụ thể, ví dụ như: Các em phải làm việc một cách yên lặng, Các em có thể trao đổi bàn bạc ý kiến nhưng không nói to làm ảnh hưởng đến các bạn khác.
Trong buổi lên lớp đầu tiên, giảng viên nên đến sớm vài phút, đi xuống lớp để trò chuyện với sinh viên khi họ đến lớp dù là một vài người. Giảng viên cũng cần có sự chuẩn bị một vài ví dụ có tính hài hước liên quan đến môn học, để sinh viên dễ nhớ bài, dễ nhớ về câu chuyện cùng với người đã kể chuyện. Trong buổi đầu tiên giảng viên cũng đừng quên đặt một số câu hỏi nhỏ để cho sinh viên động não một chút về môn học này. Chẳng hạn:
- Em đã nghe qua về môn học này chưa?
- Em đã biết gì về nội dung môn học này?
- Em muốn đạt được những gì từ môn học này ?
- Mục đích của em ở môn học này là gì?
- Tạo không khí thân mật trong lớp
Trong một lớp đông thì việc nhớ tên của tất cả sinh viên trong là điều rất khó khăn đối với giảng viên. Tuy nhiên, các thầy cô cũng có thể cố gắng nhớ tên sinh viên của mình bằng nhiều cách. Chẳng hạn, mỗi khi sinh viên phát biểu, chúng ta đề nghị sinh viên giới thiệu tên của mình trước. Qua đó sinh viên sẽ hiểu được các thầy cô giáo đang cố gắng nhớ tên của mình và họ cảm thấy mình được tôn trọng.
Bên cạnh đó, các thầy cô cũng nên cởi mở trong việc giao tiếp với sinh viên, chẳng hạn như khi trò chuyện, thảo luận với sinh viên, giảng viên cũng niềm nở lắng nghe và đón nhận những ý kiến của sinh viên và cung cấp phản hồi kịp thời cho sinh viên.
Ngoài ra, giảng viên cũng có thể tạo sự tương tác giữa người dạy và người học như đi quanh lớp khi giảng bài, mỗi khi sinh viên đặt câu hỏi cũng nên đến gần đó để trả lời. Giảng viên cũng có thể mời sinh viên cung cấp thông tin, qua những câu hỏi ngắn của giảng viên.
Trong những lớp đông, thiết lập mối quan hệ cá nhân với từng sinh viên là rất khó. Nhưng với một vài cố gắng, nó có thể giúp sinh viên cảm thấy ít bị cách biệt hơn và được tôn trọng hơn với tư cách là những cá nhân.
Thứ hai, tạo giờ học thú vị hơn
Giảng viên làm cho sinh viên lắng nghe bằng cách cố gắng thuyết phục sinh viên bằng nhiều cách. Chẳng hạn, giúp sinh viên tạo ra sự liên kết giữa bài giảng trên lớp với nhu cầu, mục đích và ước muốn riêng tư của họ cũng như những nhu cầu của xã hội về môn học này.
Giảng viên vận dụng tốt sự truyền đạt của mình, các yếu tố về cấu trúc bài giảng hợp lí và rõ ràng, sử dụng các ví dụ trực quan, trình bày chi tiết các vấn đề chính của bài giảng. Một giảng viên nhiệt tình không chỉ là người có nhiều kiến thức, mà là người thực sự muốn truyền đạt và chia sẽ kiến thức đó với sinh viên.
Ngoài ra, trong quá trình giảng bài, các thầy cô có thể sử dụng các câu chuyện để làm ví dụ minh họa cho bài giảng. Đó có thể là câu chuyện kinh nghiệm của bản thân tích lũy được trong quá trình giảng dạy hoặc trong đời sống thực tế, có thể là câu chuyện gia đình có liên quan đến vấn đề mình đang giảng dạy, có thể là câu chuyện từ các phương tiện thông tin đại chúng mà thầy cô đã tìm thấy trên báo đài, internet…Giảng viên cũng có thể trình diễn những đoạn phim ngắn hay đoạn kịch có liên quan đến vấn đề đang giảng sau đó đặt một số câu hỏi để sinh viên trả lời. Đối với các môn Lý luận chính trị thì biện pháp này sẽ là hữu hiệu nhất.
Thứ ba, lôi cuốn sinh viên cùng tham gia
Trong một lớp đông sinh viên thì việc làm việc theo cặp hay theo nhóm sẽ khiến học viên trong cùng cặp hoặc nhóm có thể giúp đỡ nhau trong suốt quá trình học tập. Sinh viên sẽ không còn cảm thấy chán nản khi suốt cả giờ cứ phải nghe giảng viên độc diễn. Giảng viên có thể sử dụng một trong các cách sau để tiến hành chia nhóm hay cặp cho sinh viên:
- Xếp những sinh viên có trình độ khác nhau vào cùng một nhóm: Nếu xếp sinh viên theo nhóm như thế này, các sinh viên khá hơn có thể giúp đỡ các sinh viên kém hơn.
- Xếp những sinh viên có cùng trình độ vào cùng một nhóm: Đối với những nhóm có khả năng học và tiếp thu nhanh hơn, giảng viên có thể để cho các sinh viên tự làm quen với công việc hay nhiệm vụ học tập của mình. Trong khi đó, giảng viên có thể dành nhiều thời gian và sự quan tâm hơn cho những nhóm yếu kém.
Một điều chú ý khi phân nhóm học tập là giảng viên cần chỉ định những sinh viên khá và nhanh nhẹn làm nhóm trưởng. Nhóm trưởng sẽ giúp bạn quản lý các sinh viên trong nhóm, chịu trách nhiệm về các hoạt động của sinh viên và giúp các sinh viên yếu hơn bắt kịp với tốc độ của hoạt động hay nhiệm vụ học tập mà giảng viên đã giao. Tuy nhiên, giảng viên vẫn cần phải đi xung quanh lớp, quan sát các sinh viên làm việc và đưa ra những lời khuyên hay khuyến khích sinh viên một cách kịp thời.
   Biết lắng nghe sinh viên cũng là phương pháp tốt để đạt kết quả. Việc lắng nghe sinh viên trả lời câu hỏi, yêu cầu sinh viên cung cấp thêm thông tin, giảng giải lại những điều sinh viên chưa rõ, không phê phán gay gắt những phát biểu sai hay những luận điểm trái ngược của sinh viên… là tạo ra sự liên kết giữa truyền đạt - tiếp thu.
Thứ tư, đánh giá công bằng
Giảng viên nên xây dựng các câu hỏi lựa chọn có khả năng chấm bài và cho điểm rất nhanh, hình thức này rất phù hợp cho lớp học đông người. Giảng viên cần phải phản hồi sớm cho sinh viên biết họ làm bài tốt hay dở như thế nào, những điểm chưa hợp lý trong bài làm của sinh viên. Đối với giảng viên, bài kiểm tra cho thấy mức độ sinh viên làm được bài hoặc không làm được bài của lớp học, và những nội dung có trong bài kiểm tra.
Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy, giảng viên có thể đánh giá những bài trình bày của sinh viên với những nhận xét của các sinh viên khác. Để làm được điều này, giảng viên nên sử dụng một nhóm các tiêu chí thống nhất, những nhận xét được trả ngay và trả trực tiếp cho sinh viên thực hiện phần trình bày. Chẳng hạn, khi phân chia nhóm thảo luận về một chủ đề của môn học, giảng viên sẽ gọi ngẫu nhiên một thành viên trong nhóm lên trình bày, sau đó, khi các thành viên của các nhóm còn lại đặt câu hỏi, giảng viên cũng sẽ gọi ngẫu nhiên một thành viên trong nhóm trả lời. Với cách thức này, tất cả các thành viên trong nhóm đều phải nỗ lực tìm hiểu, đầu tư cho bài thảo luận của nhóm, tránh được tình trạng "một người làm cả nhóm cùng hưởng" và tạo sự công bằng giữa các thành viên.
Như vậy, có thể nói trên đây chính là toàn bộ những gì tôi muốn gửi đến các nhà giáo dục cũng như các giảng viên bằng chính kinh nghiệm vốn có của mình thông qua quá trình giảng dạy. Để đạt được hiệu quả giảng dạy theo một số yêu cầu trên đòi hỏi phải có sự hợp tác hết mình của cả giảng viên và sinh viên, có như thế mới ngày một nâng cao chất lượng giảng dạy hiện nay.
4. Thay lời kết
   Việc giảng dạy trong các lớp học đông người là một công việc khó khăn, nhưng điều đó có thể làm được ngay nếu chúng ta chuẩn bị công việc một cách lôgic, mang đến những kinh nghiệm học tập tích cực thay cho việc chỉ dựa vào bài giảng, phát huy sức mạnh của nhóm trong hoạt học tập. Khi những điều này được thực hiện thì việc giảng dạy lớp đông cũng sẽ mang lại hiệu quả như lớp học ít sinh viên. Phải thừa nhận một điều rằng, việc giảng dạy trong lớp đông sinh viên đòi hỏi giảng viên rất nhiều điều kiện cần thiết như sự chuẩn bị bài, cách thức truyền đạt, năng lực chuyên môn, hiểu biết sâu sắc về bài giảng, kinh nghiệm tích lũy… và đặc biệt là “nghệ thuật” quản lý sinh viên. Những điều kiện như thế không phải ai cũng như ai và “tiêu chuẩn” để đạt tới của giảng viên không phải hoàn toàn giống nhau, có nghĩa là có phương pháp thích hợp và có hiệu quả đối với giảng viên này nhưng chưa thích hợp và có hiệu quả đối với giảng viên khác. Do vậy, những biện pháp và các thủ thuật nêu ra ở đây chỉ mang tính chất trao đổi với mong muốn duy nhất nhằm khắc phục những khó khăn để nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đại học, cao đẳng trên cả nước nói chung và cho trường Đạo học Bạc Liêu nói riêng. Nếu được bài viết này xin được làm tài liệu tham khảo nhỏ cho các giảng viên tại các trường Đại học cũng như trường Đại học Bạc Liêu vận dụng vào giảng dạy lớp ghép, lớp đông sinh viên trong hiện tại và tương lai góp phần ngày một nâng cao chất lượng giáo dục đại học lên một tầm cao mới.
Tài liệu tham khảo
[1]          Giảng dạy lớp đông sinh viên, Lê Kim Anh, 2001.
[2]          Http://www.globaledu.com.vn/Thong-Tin-Chi-Tiet/1864/Nghe-thuat-day-mot-lop-dong-hoc-vien.
[3]          Http://www.pup.edu.vn/tap-chi-khoa-hoc-giao-duc-canh-sat-nhan-dan/tap-chi-so-7/nang-cao-chat-luong-day-va-hoc-ngoai-ngu-doi-voi-lop-dong-sinhvien.
[5]          Phương pháp giảng dạy đại học và E - learning. Nguyễn Kim Dung, 2005.
[6]          Sổ tay phương pháp giảng dạy và đánh giá (2006), Lê Văn Hảo, Đại học Nha Trang.
[7]          Topic các phương pháp dạy học cho một lớp đông người hiệu quả, cao học
khóa 2 môn PPGD Đại học và E - Learning, 2006.





BÁC HỒ VỚI THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG


BÁC HỒ VỚI VIỆC CHĂM LO VÀ GIÁO DỤC THANH THIẾU NIẾN NHI ĐỒNG CẢ NƯỚC
Lê Hữu Lợi
Bộ môn Lý luận chính trị - Trường Đại học Bạc Liêu
SĐT: 0976065979
Email: leloi1501@gmail.com

Bác Hồ của chúng ta là một người có một tấm lòng bao la,  yêu thương dân, yêu thương con người, đối với thiếu nhi, lúc sinh thời Người rất quan tâm đến các cháu thiếu nhi. Theo Người, thiếu niên, nhi đồng chính là mầm xanh của đất nước, cần phải được quan tâm, chăm sóc và giáo dục thật chu đáo. Sự thật tấm lòng ấy của Bác được thể hiện qua các mẫu chuyện kể về Người xoay quanh vấn đề " Bác Hồ với các cháu thiếu niên, nhi đồng" cũng như các Bức thư Bác gửi cho thiếu niên nhi đồng cả nước nhân ngày Quốc tế thiếu nhi, tết trung thu hằng năm.

Text Box: Bác Hồ với các cháu thiếu nhi vùng Tây Bắc (1960)            Ngày 01/06 hằng năm, là ngày mà cả thế giới chào mừng ngày "Quốc tế thiếu nhi", ngày vì trẻ em, những thiếu niên nhi đồng trên thế giới. Như chúng ta đã biết trẻ em là thế hệ mầm xanh, tương lai của đất nước nên Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến thế hệ trẻ thông qua nhiều chế độ, chính sách, chăm sóc và bảo trợ trẻ em cũng như nâng cao giáo dục cho thiếu niên nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn.
Ngày 1-6-1947, lần đầu tiên Bác viết "Thư gửi thiếu nhi toàn quốc", trong đó người lãnh đạo cuộc kháng chiến đã hứa với các cháu: "Đến ngày đánh đuổi hết giặc Pháp, kháng chiến thành công thì Bác cùng Chính phủ và các đoàn thể cũng cố gắng làm cho các cháu đều được no ấm, đều được vui chơi, đều được học hành, đều được sung sướng", nên cứ đến ngày Quốc tế Thiếu nhi 1- 6 hàng năm, Bác Hồ đều có thư gửi các cháu thiếu nhi Việt Nam và thế giới. Nói đến các cháu thiếu niên – nhi đồng, Người luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải quan tâm đến việc giáo dục thiếu niên nhi đồng. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc, ngày 25/8/1950, Bác Hồ có viết: "Giáo dục nhi đồng là một khoa học. Cách dạy trẻ, cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết giữ gìn vệ sinh, giữ gìn kỷ luật, học văn hóa. Đồng thời phải giữ toàn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ nên làm cho chúng hóa ra già cả".
 Ba tháng trước ngày đi xa, ngày 1/6/1969, Bác lại viết bài: “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng” in trên Báo Nhân dân, trong đó có đoạn Bác viết: “Thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ. Trong thời gian tới và trong dịp hè này, cần phải đẩy mạnh công tác thiếu niên nhi đồng đạt nhiều kết quả tốt và thiết thực”. Bác nhắc nhở ân cần các gia đình, các đoàn thể phải có kế hoạch cụ thể chăm sóc và giáo dục các cháu ở khắp mọi miền, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ít người, vùng còn khó khăn, cách trở, vùng biên giới phải làm sao cho các cháu ngày càng khỏe mạnh được học hành, được vui chơi và tiến bộ. Các tỉnh ủy, thành ủy, huyện ủy... cần phải phụ trách và đôn đốc việc này cho có kết quả.
 Trong Di chúc lịch sử của Người, Bác Hồ cũng đã 2 lần nhắc đến các cháu nhi đồng và Người đã luôn dành muôn vàn tình thân yêu của mình cho các cháu nhi đồng Việt Nam và nhi đồng quốc tế. Mối quan tâm ấy của Người, càng nhắc nhở chúng ta nhớ đến trách nhiệm của mình trong việc giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Ngày 7-5-1954, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta. Đất nước ta còn trong vô vạn bộn bề khó khăn và công việc, Bác và Trung ương vẫn chưa về tiếp quản thủ đô, nhưng Bác vẫn không quên gửi bức thư ngắn cho các cháu nhi đồng toàn quốc nhân ngày 1-6. Năm 1955, nhân ngày 1- 6, Bác liên tiếp có hai bài viết, một gửi cho các cháu và cán bộ các trường miền Nam (Theo tài liệu lưu trữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh); một đăng trên báo Nhân Dân số 445, ra ngày 1-6-1955. Lần này, Bác lại vẫn nhắc đến vấn đề đoàn kết. Và trong hoàn cảnh cụ thể  lúc  bấy  giờ,  Bác  nhấn mạnh rằng: "Trước hết, các cháu phải thương  yêu  giúp đỡ nhau, phải đoàn kết chặt chẽ. Đoàn kết giữa các cháu lớn và các cháu bé... giữa các cháu vùng này với các cháu vùng khác... giữa các cháu và các cô, các chú cán bộ". Bác nhắc các cháu thiếu nhi các trường miền Nam phải "yêu lao động, giữ kỷ luật. Chớ tự do phóng túng, phải tự lực cánh sinh... thi đua học tập, thi đua trong mọi việc...". Không những thế, Bác còn căn dặn các cô, các chú cán bộ "phải thương yêu các cháu như con em ruột thịt của mình, chăm nom, bồi dưỡng các cháu sớm trở thành những người chủ nhân tương lai của nước nhà". Bác nhấn mạnh rằng : "Ngày 1-6 nhắc nhủ người lớn (trước hết là bố mẹ, cô giáo, thầy giáo, Đoàn viên - thanh niên) nhiệm vụ của mình đối với nhi đồng", "Yêu quí các em" là phải lấy "tinh thần dân chủ mới mà giáo dục các em "5 điều yêu:“Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu quí của công, và nuôi dạy các em phát triển sức khỏe, trí óc " thành trẻ em có "4 tính tốt": “hoạt bát, mạnh dạn, chất phác, thật thà"... và có những tư cách của con người mới: “ Không sợ khó, không sợ khổ, bạo dạn, bền gan".
  Nói tới việc chăm lo, giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng Bác Hồ chúng ta nhấn mạnh, điều quan trọng nhất  của người giáo dục trẻ em phải là tấm gương sáng cho các em noi theo: "Trẻ em hay bắt chước cho nên thầy giáo, cán bộ phụ trách đến cha mẹ, người lớn luôn phải gương mẫu, từ lời nói đến việc làm. Dạy các cháu thì nói với các cháu chỉ một phần, cái chính là phải cho các cháu nhìn thấy, cho nên những tấm gương thực tế là rất quan trọng. Muốn dạy cho trẻ em thành người tốt thì trước hết các cô, các chú phải là người tốt”. Và Bác luôn dạy chúng ta rằng: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Công việc đó tuy vất vả, khó khăn nhưng rất đỗi thanh cao và vẻ vang, đó là điều kiện tiền đề  tốt nhất, cốt cách cao sang nhất để lớp kế cận tương lai, đất nước, được sống và được đào tạo, bồi dưỡng cho các em một cách đầy đủ hơn những đức tính, nhân cách, phẩm chất đạo đức trong sáng, truyền thống, tốt đẹp của dân tộc ngay từ nhỏ, để các cháu thiếu nhi – nhi đồng, trẻ em hôm nay là thế giới xanh tươi, tốt đẹp, tươi sáng cả về tâm hồn và đạo đức, cả về tri thức và sức khỏe cho một ngày mai, một thế giới Việt Nam, trẻ em Việt Nam ta, tương lai nay mai sống trong hòa bình, tình người chan chứa yêu thương, đoàn kết, nhân ái và phát triển toàn diện hơn.        
Trong cuộc đời hoạt động đầy cống hiến và hy sinh của mình, trẻ em luôn là lớp "công dân đặc biệt" được Hồ Chí Minh dành sự quan tâm cụ thể, sâu sát. Cho dù ở vào những giai đoạn gay go nhất của cách mạng, cho dù bận trăm công, nghìn việc, quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một trong những công việc Bác thường làm, được Bác coi là quan trọng và luôn thường trực trong suy nghĩ, việc làm của Người. Chăm lo cho thế hệ trẻ, cho trẻ em được thể hiện trong phong cách sống, trong đạo đức, trong tầm nhìn chiến lược và khoa học của Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh là người bạn lớn của nhiều thế hệ trẻ em Việt Nam.Trong bức thư chia buồn của Đảng Cộng Sản Mỹ với Việt Nam, có đoạn viết: "Tấm lòng ưu ái đầy thi vị mong muốn một thế giới tốt đẹp có hương hoa tươi thắm và những tiếng cười náo nức của trẻ em, đã thấm nhuần vào chủ nghĩa nhân đạo toàn diện của cuộc đời mà Người đã sống, thấm nhuần vào những việc kỳ diệu mà Người đã làm, vào sự nghiệp mà trọn đời Người phục vụ".
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không? Dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần công học tập của các cháu”, đó là câu nói của Bác Hồ kính yêu mà tôi chắc chắn rằng trong lứa tuổi thiếu niên ai nào cũng thuộc làu.
Xoay quanh những câu chuyện giản dị, những lời nhắc nhở gần gũi của một vị lãnh tụ vĩ đại ta thấy thật gần gũi biết bao. Bác mồ côi mẹ từ năm lên 9, mười năm sau từ biệt cha ra đi tìm đường cứu nước, khoảng thời gian sum họp bên gia đình không được bao lâu nên Bác rất quý trọng tình cảm gia đình, càng yêu thiết tha trẻ nhỏ. Lúc còn ở Việt Bắc, một hôm, vợ đồng chí Trường Chinh dắt cô bé gái của mình lên thăm Bác, có ý định để cô bé ở lại với Bác mấy hôm, lúc đầu cô bé rất vui vẻ nhận lời nhưng khi chiều đến, cô bé đổi ý khóc đòi về với mẹ. Bác tiễn cô bé ra đầu dốc mà cứ nhìn theo mãi. Khi Bác quay về, các đồng chí phục vụ thấy đôi mắt Bác long lanh ướt. Bác nói với các đồng chí xung quanh:
Bác “không phải là siêu nhiên” (lời tựa đề trong một câu chuyện về Bác), Bác cũng khát khao có một gia đình nhưng lịch sử đã chọn Bác, “tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi” nên tình cảm riêng tư Bác đã không còn nghĩ đến, Bác lấy việc nước làm việc riêng của mình. Vì vậy, Bác khuyên các cán bộ chúng ta hai điều không được học theo Bác đó là “hút thuốc và không lấy vợ”.
Khi Bác ở Pác Pó, nhìn thấy việc giữ vệ sinh nước ăn và nơi ở chưa được dân ở đây chú ý. Một buổi sáng Bác bảo các cháu xếp hàng đi ra phía khe nước, Người tự tay cởi quần áo cho các cháu bé, lần lượt tắm rửa, kỳ cọ cho từng cháu, Bác còn xoa thuốc chữa bệnh ghẻ lở cho các em, rồi Bác nói:
Các cô, các chú, vợ chồng còn trẻ phải giữ gìn quanh năm sạch sẽ cho con cái, bệnh ghẻ lây nhanh lắm đấy, thật khổ cho cháu tôi.
“Bác Hồ là vị Cha chung, Là sao bắc đẩu là vầng thái dương” thật càng thấy thấm thía. Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại, tháng 8 năm 1945, Ủy ban cách mạng họp ở đình Tân Trào, có đại biểu khắp nơi đến dự để chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa toàn quốc. Bác Hồ và các đại biểu đang ngồi họp ở đình Tân Trào thì đồng bào địa phương – đại biểu các dân tộc Tày, Trại, Nùng... đến chào mừng, thăm hỏi. Hôm đó có khoảng 2, 3 em nhỏ chừng ba bốn tuổi trong xóm ra chơi trước đình. Các em đều xanh gầy, bụng ỏng, đít beo, lại trần truồng, lấm lem, đi chân đất. Bác Hồ trông thấy rất thương, xúc động, chỉ các cháu Bác nói với các đại biểu:
Trong bối cảnh đang họp bàn về vấn đề liên quan đến vận mệnh của đất nước, điều đầu tiên Người nghĩ đến lại là hạnh phúc của các cháu thiếu nhi. Điều nhỏ nhoi ấy dường như trong hoàn cảnh này lại rất đỗi thiêng liêng. Càng trăn trở về vận mệnh của đất nước bao nhiêu Bác lại càng thấy thương các em nhỏ bấy nhiêu bởi các em còn quá ngây thơ, trong sáng, chiến tranh đã lấy đi của các em những quyền cơ bản nhất: ăn, ngủ, học hành. Vì thế, điều Bác mong mỏi là làm sao cho nhân dân ta “mọi người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
Bên cạnh sự yêu thương chăm sóc của Người, Bác còn khuyên răn thiếu nhi dù còn nhỏ nhưng “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. 
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội thiếu niên Tiền Phong 5-1961, Bác gửi thư và dạy thiếu niên, nhi đồng Việt Nam: "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, học tập tốt, lao động tốt,  đoàn kết tốt, kỷ luật tốt,  giữ gìn vệ sinh, thật thà dũng cảm".
Đã hơn 40 năm trôi qua kể từ ngày Quốc tế Thiếu nhi năm 1969, thiếu nhi Việt Nam không còn được Bác gửi thư. Nhưng tấm lòng yêu thương và những lời dạy của Người vẫn luôn đồng hành cùng thiếu niên, nhi đồng cả nước. Các thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam hôm qua, hôm nay và mai sau vẫn luôn cất cao lời hát:
"Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng"...
          Các thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam hãy luôn khắc ghi và phấn đấu cao nhất, thực hiện lời nhắc nhở của Bác: "Mai sau các cháu sẽ là người chủ của nước nhà. Cho nên ngay từ rày, các cháu phải rèn luyện đạo đức cách mạng để chuẩn bị trở nên người công dân tốt, người cán bộ tốt của nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ giàu mạnh". Các em hãy luôn xứng đáng với vinh dự được mang tên Người: Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh. 
  Bác Hồ luôn đặc biệt quan tâm giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Bác luôn kỳ vọng ở người chủ tương lai của nước nhà: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Bác khẳng định trách nhiệm chăm sóc giáo dục các em không phải của riêng ngành nào, tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân: "Thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ... Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt".
Ngày nay, thiếu niên, nhi đồng nước ta đã và đang được Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và toàn xã hội quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, đã được thể hiện bằng luật định. Người lớn, bất kỳ ai, ở cương vị nào đều không được quên hay sao nhãng bổn phận làm gương và chăm sóc, giáo dục của mình đối với thiếu niên, nhi đồng nói riêng, đối với trẻ em nói chung. Người lớn bất cứ hoàn cảnh nào cần nhớ và làm theo lời Bác dặn trước lúc đi xa: "Thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ"...
Mặc dù chưa một lần được gặp Bác Hồ, nhưng hình ảnh của Bác trở nên gần gũi và thân quen với thiếu nhi Tỉnh Bạc Liêu thông qua những câu chuyện kể đầy xúc động về lời dạy của Bác. Đó chính là những bài học vô giá để thiếu nhi Bạc Liêu phấn đấu học tập noi theo tấm gương của Người. Gần đây thiếu nhi toàn tỉnh đang hưởng ứng cuộc vận động "Thiếu nhi Bạc Liêu thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy" tạo được sức lan tỏa sâu rộng tại các Liên đội và được các bạn nhỏ cụ thể hóa bằng nhiều hoạt động, hình thức đa dạng… Ở các trường tiểu học của thành phố Bạc Liêu, cứ 5 phút đầu giờ của mỗi buổi học, các bạn đội viên lại được cô giáo hướng dẫn học thuộc 5 điều Bác Hồ dạy kèm theo lời giải thích về ý nghĩa những lời dạy của Bác. Riêng tại các trường THCS có thêm một hình thức triển khai cũng khá hiệu quả, đó là phong trào "Mỗi tuần là một câu chuyện kể về Bác Hồ". Thấm nhuần những lời dạy của Bác, hiểu được ý nghĩa sâu sắc qua từng câu chuyện kể về Bác để từ đó xây dựng cho các bạn nhỏ ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và với cộng đồng xã hội. Điều đó được thể hiện qua những kết quả khá thuyết phục mà các bạn nhỏ Bạc Liêu đã làm được trong năm qua. Nổi bật là phong trào "Học tốt, yêu khoa học"; gần như 100% các Liên đội đã xây dựng được các mô hình thi đua học tập như "Tuần học tốt", 'Vườn hoa học tốt', "Học đều, học đủ, học chăm". Gắn với cuộc vận động "Thiếu nhi Bạc Liêu làm theo 5 điều Bác Hồ dạy", các bạn nhỏ còn tích cực hưởng ứng phong trào "Giúp bạn đến trường". Chỉ tính riêng năm học qua, các đội viên đã đóng góp giúp đỡ thiếu nhi nghèo với số tiền lên đến 565 triệu đồng, quyên góp được 3.200 phần quà tặng học sinh nghèo, "Ngày thứ bảy tình nguyện", "Ngày chủ nhật xanh" gắn với các hoạt động làm vệ sinh môi trường. Cuộc vận động "Thiếu nhi Bạc Liêu học tập 5 điều Bác Hồ dạy" ngày càng đi vào chiều sâu thông qua những công trình, phần việc cụ thể, thiết thực. Với những gì đã làm được trong thời gian qua, thiếu nhi Bạc Liêu luôn tự hào với danh hiệu "Cháu ngoan Bác Hồ".