Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

BÁC HỒ VỚI THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG


BÁC HỒ VỚI VIỆC CHĂM LO VÀ GIÁO DỤC THANH THIẾU NIẾN NHI ĐỒNG CẢ NƯỚC
Lê Hữu Lợi
Bộ môn Lý luận chính trị - Trường Đại học Bạc Liêu
SĐT: 0976065979
Email: leloi1501@gmail.com

Bác Hồ của chúng ta là một người có một tấm lòng bao la,  yêu thương dân, yêu thương con người, đối với thiếu nhi, lúc sinh thời Người rất quan tâm đến các cháu thiếu nhi. Theo Người, thiếu niên, nhi đồng chính là mầm xanh của đất nước, cần phải được quan tâm, chăm sóc và giáo dục thật chu đáo. Sự thật tấm lòng ấy của Bác được thể hiện qua các mẫu chuyện kể về Người xoay quanh vấn đề " Bác Hồ với các cháu thiếu niên, nhi đồng" cũng như các Bức thư Bác gửi cho thiếu niên nhi đồng cả nước nhân ngày Quốc tế thiếu nhi, tết trung thu hằng năm.

Text Box: Bác Hồ với các cháu thiếu nhi vùng Tây Bắc (1960)            Ngày 01/06 hằng năm, là ngày mà cả thế giới chào mừng ngày "Quốc tế thiếu nhi", ngày vì trẻ em, những thiếu niên nhi đồng trên thế giới. Như chúng ta đã biết trẻ em là thế hệ mầm xanh, tương lai của đất nước nên Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến thế hệ trẻ thông qua nhiều chế độ, chính sách, chăm sóc và bảo trợ trẻ em cũng như nâng cao giáo dục cho thiếu niên nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn.
Ngày 1-6-1947, lần đầu tiên Bác viết "Thư gửi thiếu nhi toàn quốc", trong đó người lãnh đạo cuộc kháng chiến đã hứa với các cháu: "Đến ngày đánh đuổi hết giặc Pháp, kháng chiến thành công thì Bác cùng Chính phủ và các đoàn thể cũng cố gắng làm cho các cháu đều được no ấm, đều được vui chơi, đều được học hành, đều được sung sướng", nên cứ đến ngày Quốc tế Thiếu nhi 1- 6 hàng năm, Bác Hồ đều có thư gửi các cháu thiếu nhi Việt Nam và thế giới. Nói đến các cháu thiếu niên – nhi đồng, Người luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải quan tâm đến việc giáo dục thiếu niên nhi đồng. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc, ngày 25/8/1950, Bác Hồ có viết: "Giáo dục nhi đồng là một khoa học. Cách dạy trẻ, cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết giữ gìn vệ sinh, giữ gìn kỷ luật, học văn hóa. Đồng thời phải giữ toàn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ nên làm cho chúng hóa ra già cả".
 Ba tháng trước ngày đi xa, ngày 1/6/1969, Bác lại viết bài: “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng” in trên Báo Nhân dân, trong đó có đoạn Bác viết: “Thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ. Trong thời gian tới và trong dịp hè này, cần phải đẩy mạnh công tác thiếu niên nhi đồng đạt nhiều kết quả tốt và thiết thực”. Bác nhắc nhở ân cần các gia đình, các đoàn thể phải có kế hoạch cụ thể chăm sóc và giáo dục các cháu ở khắp mọi miền, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ít người, vùng còn khó khăn, cách trở, vùng biên giới phải làm sao cho các cháu ngày càng khỏe mạnh được học hành, được vui chơi và tiến bộ. Các tỉnh ủy, thành ủy, huyện ủy... cần phải phụ trách và đôn đốc việc này cho có kết quả.
 Trong Di chúc lịch sử của Người, Bác Hồ cũng đã 2 lần nhắc đến các cháu nhi đồng và Người đã luôn dành muôn vàn tình thân yêu của mình cho các cháu nhi đồng Việt Nam và nhi đồng quốc tế. Mối quan tâm ấy của Người, càng nhắc nhở chúng ta nhớ đến trách nhiệm của mình trong việc giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Ngày 7-5-1954, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta. Đất nước ta còn trong vô vạn bộn bề khó khăn và công việc, Bác và Trung ương vẫn chưa về tiếp quản thủ đô, nhưng Bác vẫn không quên gửi bức thư ngắn cho các cháu nhi đồng toàn quốc nhân ngày 1-6. Năm 1955, nhân ngày 1- 6, Bác liên tiếp có hai bài viết, một gửi cho các cháu và cán bộ các trường miền Nam (Theo tài liệu lưu trữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh); một đăng trên báo Nhân Dân số 445, ra ngày 1-6-1955. Lần này, Bác lại vẫn nhắc đến vấn đề đoàn kết. Và trong hoàn cảnh cụ thể  lúc  bấy  giờ,  Bác  nhấn mạnh rằng: "Trước hết, các cháu phải thương  yêu  giúp đỡ nhau, phải đoàn kết chặt chẽ. Đoàn kết giữa các cháu lớn và các cháu bé... giữa các cháu vùng này với các cháu vùng khác... giữa các cháu và các cô, các chú cán bộ". Bác nhắc các cháu thiếu nhi các trường miền Nam phải "yêu lao động, giữ kỷ luật. Chớ tự do phóng túng, phải tự lực cánh sinh... thi đua học tập, thi đua trong mọi việc...". Không những thế, Bác còn căn dặn các cô, các chú cán bộ "phải thương yêu các cháu như con em ruột thịt của mình, chăm nom, bồi dưỡng các cháu sớm trở thành những người chủ nhân tương lai của nước nhà". Bác nhấn mạnh rằng : "Ngày 1-6 nhắc nhủ người lớn (trước hết là bố mẹ, cô giáo, thầy giáo, Đoàn viên - thanh niên) nhiệm vụ của mình đối với nhi đồng", "Yêu quí các em" là phải lấy "tinh thần dân chủ mới mà giáo dục các em "5 điều yêu:“Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu quí của công, và nuôi dạy các em phát triển sức khỏe, trí óc " thành trẻ em có "4 tính tốt": “hoạt bát, mạnh dạn, chất phác, thật thà"... và có những tư cách của con người mới: “ Không sợ khó, không sợ khổ, bạo dạn, bền gan".
  Nói tới việc chăm lo, giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng Bác Hồ chúng ta nhấn mạnh, điều quan trọng nhất  của người giáo dục trẻ em phải là tấm gương sáng cho các em noi theo: "Trẻ em hay bắt chước cho nên thầy giáo, cán bộ phụ trách đến cha mẹ, người lớn luôn phải gương mẫu, từ lời nói đến việc làm. Dạy các cháu thì nói với các cháu chỉ một phần, cái chính là phải cho các cháu nhìn thấy, cho nên những tấm gương thực tế là rất quan trọng. Muốn dạy cho trẻ em thành người tốt thì trước hết các cô, các chú phải là người tốt”. Và Bác luôn dạy chúng ta rằng: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Công việc đó tuy vất vả, khó khăn nhưng rất đỗi thanh cao và vẻ vang, đó là điều kiện tiền đề  tốt nhất, cốt cách cao sang nhất để lớp kế cận tương lai, đất nước, được sống và được đào tạo, bồi dưỡng cho các em một cách đầy đủ hơn những đức tính, nhân cách, phẩm chất đạo đức trong sáng, truyền thống, tốt đẹp của dân tộc ngay từ nhỏ, để các cháu thiếu nhi – nhi đồng, trẻ em hôm nay là thế giới xanh tươi, tốt đẹp, tươi sáng cả về tâm hồn và đạo đức, cả về tri thức và sức khỏe cho một ngày mai, một thế giới Việt Nam, trẻ em Việt Nam ta, tương lai nay mai sống trong hòa bình, tình người chan chứa yêu thương, đoàn kết, nhân ái và phát triển toàn diện hơn.        
Trong cuộc đời hoạt động đầy cống hiến và hy sinh của mình, trẻ em luôn là lớp "công dân đặc biệt" được Hồ Chí Minh dành sự quan tâm cụ thể, sâu sát. Cho dù ở vào những giai đoạn gay go nhất của cách mạng, cho dù bận trăm công, nghìn việc, quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một trong những công việc Bác thường làm, được Bác coi là quan trọng và luôn thường trực trong suy nghĩ, việc làm của Người. Chăm lo cho thế hệ trẻ, cho trẻ em được thể hiện trong phong cách sống, trong đạo đức, trong tầm nhìn chiến lược và khoa học của Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh là người bạn lớn của nhiều thế hệ trẻ em Việt Nam.Trong bức thư chia buồn của Đảng Cộng Sản Mỹ với Việt Nam, có đoạn viết: "Tấm lòng ưu ái đầy thi vị mong muốn một thế giới tốt đẹp có hương hoa tươi thắm và những tiếng cười náo nức của trẻ em, đã thấm nhuần vào chủ nghĩa nhân đạo toàn diện của cuộc đời mà Người đã sống, thấm nhuần vào những việc kỳ diệu mà Người đã làm, vào sự nghiệp mà trọn đời Người phục vụ".
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không? Dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần công học tập của các cháu”, đó là câu nói của Bác Hồ kính yêu mà tôi chắc chắn rằng trong lứa tuổi thiếu niên ai nào cũng thuộc làu.
Xoay quanh những câu chuyện giản dị, những lời nhắc nhở gần gũi của một vị lãnh tụ vĩ đại ta thấy thật gần gũi biết bao. Bác mồ côi mẹ từ năm lên 9, mười năm sau từ biệt cha ra đi tìm đường cứu nước, khoảng thời gian sum họp bên gia đình không được bao lâu nên Bác rất quý trọng tình cảm gia đình, càng yêu thiết tha trẻ nhỏ. Lúc còn ở Việt Bắc, một hôm, vợ đồng chí Trường Chinh dắt cô bé gái của mình lên thăm Bác, có ý định để cô bé ở lại với Bác mấy hôm, lúc đầu cô bé rất vui vẻ nhận lời nhưng khi chiều đến, cô bé đổi ý khóc đòi về với mẹ. Bác tiễn cô bé ra đầu dốc mà cứ nhìn theo mãi. Khi Bác quay về, các đồng chí phục vụ thấy đôi mắt Bác long lanh ướt. Bác nói với các đồng chí xung quanh:
Bác “không phải là siêu nhiên” (lời tựa đề trong một câu chuyện về Bác), Bác cũng khát khao có một gia đình nhưng lịch sử đã chọn Bác, “tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi” nên tình cảm riêng tư Bác đã không còn nghĩ đến, Bác lấy việc nước làm việc riêng của mình. Vì vậy, Bác khuyên các cán bộ chúng ta hai điều không được học theo Bác đó là “hút thuốc và không lấy vợ”.
Khi Bác ở Pác Pó, nhìn thấy việc giữ vệ sinh nước ăn và nơi ở chưa được dân ở đây chú ý. Một buổi sáng Bác bảo các cháu xếp hàng đi ra phía khe nước, Người tự tay cởi quần áo cho các cháu bé, lần lượt tắm rửa, kỳ cọ cho từng cháu, Bác còn xoa thuốc chữa bệnh ghẻ lở cho các em, rồi Bác nói:
Các cô, các chú, vợ chồng còn trẻ phải giữ gìn quanh năm sạch sẽ cho con cái, bệnh ghẻ lây nhanh lắm đấy, thật khổ cho cháu tôi.
“Bác Hồ là vị Cha chung, Là sao bắc đẩu là vầng thái dương” thật càng thấy thấm thía. Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại, tháng 8 năm 1945, Ủy ban cách mạng họp ở đình Tân Trào, có đại biểu khắp nơi đến dự để chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa toàn quốc. Bác Hồ và các đại biểu đang ngồi họp ở đình Tân Trào thì đồng bào địa phương – đại biểu các dân tộc Tày, Trại, Nùng... đến chào mừng, thăm hỏi. Hôm đó có khoảng 2, 3 em nhỏ chừng ba bốn tuổi trong xóm ra chơi trước đình. Các em đều xanh gầy, bụng ỏng, đít beo, lại trần truồng, lấm lem, đi chân đất. Bác Hồ trông thấy rất thương, xúc động, chỉ các cháu Bác nói với các đại biểu:
Trong bối cảnh đang họp bàn về vấn đề liên quan đến vận mệnh của đất nước, điều đầu tiên Người nghĩ đến lại là hạnh phúc của các cháu thiếu nhi. Điều nhỏ nhoi ấy dường như trong hoàn cảnh này lại rất đỗi thiêng liêng. Càng trăn trở về vận mệnh của đất nước bao nhiêu Bác lại càng thấy thương các em nhỏ bấy nhiêu bởi các em còn quá ngây thơ, trong sáng, chiến tranh đã lấy đi của các em những quyền cơ bản nhất: ăn, ngủ, học hành. Vì thế, điều Bác mong mỏi là làm sao cho nhân dân ta “mọi người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
Bên cạnh sự yêu thương chăm sóc của Người, Bác còn khuyên răn thiếu nhi dù còn nhỏ nhưng “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. 
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội thiếu niên Tiền Phong 5-1961, Bác gửi thư và dạy thiếu niên, nhi đồng Việt Nam: "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, học tập tốt, lao động tốt,  đoàn kết tốt, kỷ luật tốt,  giữ gìn vệ sinh, thật thà dũng cảm".
Đã hơn 40 năm trôi qua kể từ ngày Quốc tế Thiếu nhi năm 1969, thiếu nhi Việt Nam không còn được Bác gửi thư. Nhưng tấm lòng yêu thương và những lời dạy của Người vẫn luôn đồng hành cùng thiếu niên, nhi đồng cả nước. Các thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam hôm qua, hôm nay và mai sau vẫn luôn cất cao lời hát:
"Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng"...
          Các thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam hãy luôn khắc ghi và phấn đấu cao nhất, thực hiện lời nhắc nhở của Bác: "Mai sau các cháu sẽ là người chủ của nước nhà. Cho nên ngay từ rày, các cháu phải rèn luyện đạo đức cách mạng để chuẩn bị trở nên người công dân tốt, người cán bộ tốt của nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ giàu mạnh". Các em hãy luôn xứng đáng với vinh dự được mang tên Người: Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh. 
  Bác Hồ luôn đặc biệt quan tâm giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Bác luôn kỳ vọng ở người chủ tương lai của nước nhà: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Bác khẳng định trách nhiệm chăm sóc giáo dục các em không phải của riêng ngành nào, tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân: "Thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ... Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt".
Ngày nay, thiếu niên, nhi đồng nước ta đã và đang được Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và toàn xã hội quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, đã được thể hiện bằng luật định. Người lớn, bất kỳ ai, ở cương vị nào đều không được quên hay sao nhãng bổn phận làm gương và chăm sóc, giáo dục của mình đối với thiếu niên, nhi đồng nói riêng, đối với trẻ em nói chung. Người lớn bất cứ hoàn cảnh nào cần nhớ và làm theo lời Bác dặn trước lúc đi xa: "Thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ"...
Mặc dù chưa một lần được gặp Bác Hồ, nhưng hình ảnh của Bác trở nên gần gũi và thân quen với thiếu nhi Tỉnh Bạc Liêu thông qua những câu chuyện kể đầy xúc động về lời dạy của Bác. Đó chính là những bài học vô giá để thiếu nhi Bạc Liêu phấn đấu học tập noi theo tấm gương của Người. Gần đây thiếu nhi toàn tỉnh đang hưởng ứng cuộc vận động "Thiếu nhi Bạc Liêu thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy" tạo được sức lan tỏa sâu rộng tại các Liên đội và được các bạn nhỏ cụ thể hóa bằng nhiều hoạt động, hình thức đa dạng… Ở các trường tiểu học của thành phố Bạc Liêu, cứ 5 phút đầu giờ của mỗi buổi học, các bạn đội viên lại được cô giáo hướng dẫn học thuộc 5 điều Bác Hồ dạy kèm theo lời giải thích về ý nghĩa những lời dạy của Bác. Riêng tại các trường THCS có thêm một hình thức triển khai cũng khá hiệu quả, đó là phong trào "Mỗi tuần là một câu chuyện kể về Bác Hồ". Thấm nhuần những lời dạy của Bác, hiểu được ý nghĩa sâu sắc qua từng câu chuyện kể về Bác để từ đó xây dựng cho các bạn nhỏ ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và với cộng đồng xã hội. Điều đó được thể hiện qua những kết quả khá thuyết phục mà các bạn nhỏ Bạc Liêu đã làm được trong năm qua. Nổi bật là phong trào "Học tốt, yêu khoa học"; gần như 100% các Liên đội đã xây dựng được các mô hình thi đua học tập như "Tuần học tốt", 'Vườn hoa học tốt', "Học đều, học đủ, học chăm". Gắn với cuộc vận động "Thiếu nhi Bạc Liêu làm theo 5 điều Bác Hồ dạy", các bạn nhỏ còn tích cực hưởng ứng phong trào "Giúp bạn đến trường". Chỉ tính riêng năm học qua, các đội viên đã đóng góp giúp đỡ thiếu nhi nghèo với số tiền lên đến 565 triệu đồng, quyên góp được 3.200 phần quà tặng học sinh nghèo, "Ngày thứ bảy tình nguyện", "Ngày chủ nhật xanh" gắn với các hoạt động làm vệ sinh môi trường. Cuộc vận động "Thiếu nhi Bạc Liêu học tập 5 điều Bác Hồ dạy" ngày càng đi vào chiều sâu thông qua những công trình, phần việc cụ thể, thiết thực. Với những gì đã làm được trong thời gian qua, thiếu nhi Bạc Liêu luôn tự hào với danh hiệu "Cháu ngoan Bác Hồ".



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét